Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý?
- Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có chức năng tổ chức các hoạt động tại Quảng trường Ba Đình hay không?
- Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý?
- Bộ Tư lệnh Bảo vê Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc Phòng thuộc đơn vị nào trong cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng?
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có chức năng tổ chức các hoạt động tại Quảng trường Ba Đình hay không?
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có chức năng tổ chức các hoạt động tại Quảng trường Ba Đình được quy định tại Điều 1 Nghị định 61/2022/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý Lăng) là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo đảm an ninh, nghi lễ; tổ chức các hoạt động tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp Nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (còn gọi là Khu Di tích K9) và các công trình, kiến trúc có liên quan; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật về vị trí và chức năng của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chức năng tổ chức các hoạt động tại các địa điểm sau:
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Quảng trường Ba Đình;
- Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ;
- Khu đón tiếp Nhân dân;
- Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (còn gọi là Khu Di tích K9);
- Các công trình, kiến trúc có liên quan
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có chức năng tổ chức các hoạt động tại Quảng trường Ba Đình.
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý? (Hình từ internet)
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý?
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý được quy định tại Điều 2 Nghị định 61/2022/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
4. Về đón tiếp, tuyên truyền; bảo đảm cảnh quan môi trường và tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý
a) Tổ chức tuyên truyền về nhiệm vụ chính trị, phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các công trình có liên quan;
b) Tổ chức đón tiếp phục vụ Nhân dân, khách quốc tế đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, sinh hoạt chính trị, văn hóa, tham quan khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Quảng trường Ba Đình, Khu Di tích K9;
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hướng dẫn, đón tiếp, tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ Nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, sinh hoạt chính trị, văn hóa tại Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình;
d) Thực hiện nghi lễ nhà nước, nghi lễ quân đội tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và Khu Di tích K9 theo quy định;
đ) Tổ chức sản xuất, chăm sóc cây hoa, cây cảnh, trang trí, bảo đảm cảnh quan môi trường.
...
Như vậy, theo quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh về các hoạt động đón tiếp, tuyên truyền, bảo đảm cảnh quan môi trường và tổ chức cá hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý bao gồm các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thực hiện tổ chức tuyên truyền về nhiệm vụ chính trị, phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các công trình có liên quan;
- Tổ chức thực hiện việc đón tiếp phục vụ Nhân dân, khách quốc tế đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, và các công trình thuộc phạm vi quản lý;
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hướng dẫn, đón tiếp, tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ Nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, sinh hoạt chính trị, văn hóa tại Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình;
- Thực hiện nghi lễ nhà nước, nghi lễ quân đội tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và Khu Di tích K9 theo quy định;
- Tổ chức sản xuất, chăm sóc cây hoa, cây cảnh, trang trí, bảo đảm cảnh quan môi trường.
Bộ Tư lệnh Bảo vê Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc Phòng thuộc đơn vị nào trong cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng?
Bộ Tư lệnh Bảo vê Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc Phòng thuộc đơn vị nào trong cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng được quy định tại Điều 3 Nghị định 61/2022/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng Ban Quản lý Lăng.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập
a) Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình;
b) Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
3. Các đơn vị chuyên trách phối thuộc
a) Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng;
b) Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Bộ Tư lệnh Bảo vê Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc Phòng thuộc đơn vị chuyên trách phối thuộc trong cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?