Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước làm việc theo chế độ nào? Ban Quản lý có nhiệm vụ gì?
Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước làm việc theo chế độ nào?
Theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 961/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, đề cao trách nhiệm và kỷ luật cá nhân, phát huy năng lực, sở trường, tính chủ động, sáng tạo trong công tác của các thành viên và hiệu quả trong hoạt động của Ban quản lý.
Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước gồm những ai?
Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 961/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Ban quản lý: bao gồm Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban.
2. Bộ phận thư ký Ban quản lý: bao gồm các thư ký.
3. Bộ phận kế toán: bao gồm các cán bộ kế toán và thủ quỹ.
Khi cần, Ban quản lý thành lập các Nhóm công tác thuộc Ban quản lý hoặc bổ sung nhân sự khác trong hoặc ngoài ngành để giúp Ban quản lý triển khai thực hiện các chương trình, dự án sau khi được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Theo quy định nêu trên thì lãnh đạo Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước gồm Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban.
Ngoài ra, Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước còn có các bộ phận:
- Bộ phận thư ký Ban quản lý: bao gồm các thư ký.
- Bộ phận kế toán: bao gồm các cán bộ kế toán và thủ quỹ.
Khi cần, Ban quản lý thành lập các Nhóm công tác thuộc Ban quản lý hoặc bổ sung nhân sự khác trong hoặc ngoài ngành để giúp Ban quản lý triển khai thực hiện các chương trình, dự án sau khi được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 961/QĐ-KTNN năm 2014 quy định Ban Quản lý chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm thực hiện chương trình, dự án trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt. Trao đổi với đối tác nước ngoài về chương trình, dự án trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt đưa vào kế hoạch hoạt động hàng năm hoặc đột xuất.
- Thực hiện các hoạt động đấu thầu và ký kết, quản lý hợp đồng theo quy định
+ Thực hiện nhiệm vụ về đấu thầu phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định đấu thầu của nhà tài trợ;
+ Quản lý việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng. Theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động và kết quả hoạt động của nhà thầu. Kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng;
+ Tổ chức thực hiện nghiệm thu sản phẩm, thanh quyết toán theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ các chương trình, dự án như: Tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn…trong và ngoài nước.
- Thực hiện công tác giải ngân, quản lý tài chính và tài sản của các chương trình, dự án theo quy định
+ Quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ từ đối tác nước ngoài theo quy định của Nhà nước và yêu cầu của phía đối tác nước ngoài;
+ Quản lý tài sản của các chương trình, dự án theo quy định của Nhà nước và phía đối tác nước ngoài;
+ Xây dựng kế hoạch và quản lý vốn đối ứng của các chương trình, dự án theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án theo quy định. Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, tập hợp, phân loại, lưu trữ toàn bộ thông tin, tư liệu liên quan đến chương trình, dự án và Ban quản lý theo quy định của pháp luật.
- Bàn giao các kết quả đầu ra của chương trình, dự án sau khi hoàn thành; hoàn tất công tác kiểm toán, bàn giao tài sản của chương trình, dự án; lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo kết thúc và báo cáo quyết toán chương trình, dự án theo quy định.
- Trách nhiệm về minh bạch và giải trình
+ Thiết lập và tổ chức thực hiện cơ chế kiểm soát nội bộ, bao gồm cả kiểm soát tài chính của chương trình, dự án;
+ Cung cấp các thông tin chính xác và trung thực cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, nhà tài trợ, các cơ quan thông tin đại chúng và cá nhân liên quan trong khuôn khổ nhiệm vụ và trách nhiệm được giao, ngoại trừ những thông tin được giới hạn phổ biến theo luật định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Kiểm toán Nhà nước giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ mới nhất là? Cam kết không sử dụng pháo nổ là gì?
- Thửa đất được giao để quản lý mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu có bị xử phạt không?
- Mẫu Sổ nhật ký an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình mới nhất? Tải mẫu này ở đâu?
- Mẫu Kế hoạch kiểm tra nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình?
- Mẫu kết luận kiểm tra tài chính tài sản công đoàn mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu kết luận kiểm tra tài chính tài sản công đoàn?