Ban Quản lý Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại do ai thành lập? Nhiệm vụ của Ban Quản lý Chương trình là gì?
Dựa vào cơ sở nào để xây dựng Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại?
Tại Điều 2 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Quyết định 12/2019/QĐ-TTg có quy định như sau:
Mục tiêu Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
c, nhằm:
1. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển ngoại thương, thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo;
2. Hỗ trợ công tác quy hoạch, vận hành hạ tầng thương mại;
3. Góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp;
4. Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.
Như vậy, Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại là chương trình được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển ngoại thương; thị trường trong nước; và thương mại miền núi, biên giới và hải đảo, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ đã được Chính phủ phê duyệt, nhằm:
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển ngoại thương, thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo;
- Hỗ trợ công tác quy hoạch, vận hành hạ tầng thương mại;
- Góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp;
- Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.
Ban Quản lý Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại (hình từ Internet)
Ban Quản lý Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại do ai thành lập?
Tại Điều 5 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Quyết định 12/2019/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình
...
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập và ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Chương trình (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo), Hội đồng thẩm định Chương trình (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) và Ban quản lý Chương trình để giúp Bộ Công Thương quản lý Chương trình.
a) Ban chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập và làm Trưởng ban; có nhiệm vụ định hướng Chương trình, quyết định quy mô và tổng kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm: phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước và thương mại miền núi, biên giới và hải đảo.
b) Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định thành lập; thành phần bao gồm đại diện các Bộ, ngành liên quan, do một lãnh đạo Bộ Công Thương làm Chủ tịch. Hội đồng có nhiệm vụ thẩm định các đề án xúc tiến thương mại của các Đơn vị chủ trì xây dựng; tổng hợp thành chương trình quốc gia hàng năm để Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt. Hội đồng có thể mời và tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình thẩm định.
c) Ban quản lý Chương trình do Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập, do Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại làm Trưởng ban. Ban Quản lý Chương trình có nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng, tiếp nhận, đánh giá sơ bộ các đề án xúc tiến thương mại theo quy định tại Quy chế này; tổng hợp gửi Hội đồng thẩm định; tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đề án; tổng kết, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương; tiếp nhận và quản lý kinh phí nhà nước cấp cho Chương trình.
Theo đó, Ban quản lý Chương trình do Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập, do Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại làm Trưởng ban.
Ban Quản lý Chương trình có nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng, tiếp nhận, đánh giá sơ bộ các đề án xúc tiến thương mại theo quy định tại Quy chế này; tổng hợp gửi Hội đồng thẩm định; tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đề án; tổng kết, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương; tiếp nhận và quản lý kinh phí nhà nước cấp cho Chương trình.
Ban Quản lý Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại có các nhiệm vụ thế nào?
Tại Điều 7 Quyết định 0801/QĐ-BCT năm 2011 quy định về nhiệm vụ của Ban Quản lý Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại có 11 nhiệm vụ cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của Ban quản lý Chương trình
Ban quản lý Chương trình có các nhiệm vụ sau:
1. Chủ trì xây dựng Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, đề xuất cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động Xúc tiến thương mại quốc gia trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
2. Tổng hợp kế hoạch và nhu cầu kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trình Bộ Công Thương để bố trí vào kế hoạch chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương;
3. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Chương trình;
4. Hướng dẫn các đơn vị chủ trì xây dựng đề án xúc tiến thương mại quốc gia; tiếp nhận, đánh giá sơ bộ các đề án xúc tiến thương mại theo các quy định hiện hành; tổng hợp gửi Hội đồng thẩm định thẩm định các đề án và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định phê duyệt Chương trình;
5. Ký hợp đồng thực hiện các đề án thuộc Chương trình với các đơn vị chủ trì Chương trình; thực hiện các thủ tục cấp kinh phí để thực hiện hợp đồng; tổ chức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
6. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các đề án của chương trình;
7. Tổng hợp quyết toán kinh phí của Chương trình báo cáo Bộ Công Thương theo quy định;
8. Phối hợp với Cơ quan tài chính có liên quan hướng dẫn các thủ tục liên quan đến hợp đồng, thực hiện hợp đồng, tạm ứng, thanh quyết toán các đề án của Chương trình cho các đơn vị chủ trì;
9. Tổng hợp và xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất (theo yêu cầu) về kết quả thực hiện của Chương trình;
10. Làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp các văn bản, đề xuất, kiến nghị của các đơn vị chủ trì Chương trình, trình Bộ Trưởng thông qua các đơn vị chức năng của Bộ và thông báo các quyết định của Bộ trưởng đến các đơn vị chủ trì và các cơ quan có liên quan.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?