Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ có chức năng gì? Ban Quản lý này có cơ cấu tổ chức như thế nào?
- Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ có chức năng gì?
- Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ có cơ cấu tổ chức như thế nào?
- Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào?
- Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ có chức năng gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý các dự án) là đơn vị thuộc Tổng Thanh tra Chính phủ, có chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý về đầu tư xây dựng; tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn được Thanh tra Chính phủ giao, các nguồn vốn khác (nếu có) để chuẩn bị đầu tư xây dựng; thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa, nâng cấp, bảo trì các công trình hoặc hạng mục công trình của Thanh tra Chính phủ và của ngành (nếu có).
2. Ban Quản lý các dự án có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Ban Quản lý các dự án có trụ sở chính tại lô D29 khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ là đơn vị thuộc Tổng Thanh tra Chính phủ, có các chức năng sau:
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý về đầu tư xây dựng;
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn được Thanh tra Chính phủ giao, các nguồn vốn khác (nếu có) để chuẩn bị đầu tư xây dựng;
- Thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa, nâng cấp, bảo trì các công trình hoặc hạng mục công trình của Thanh tra Chính phủ và của ngành (nếu có).
Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ (Hình từ Internet)
Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các dự án gồm:
a) Lãnh đạo Ban Quản lý các dự án có Giám đốc, các Phó Giám đốc.
b) Kế toán trưởng.
c) Các cán bộ kỹ thuật.
d) Ban điều hành dự án thành phần (Giám đốc Ban Quản lý các dự án quyết định thành lập theo yêu cầu công việc tại từng thời điểm).
2. Biên chế của Ban Quản lý các dự án do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Ban Quản lý các dự án.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ có cơ cấu tổ chức như sau:
- Lãnh đạo Ban Quản lý các dự án có Giám đốc, các Phó Giám đốc.
- Kế toán trưởng.
- Các cán bộ kỹ thuật.
- Ban điều hành dự án thành phần (Giám đốc Ban Quản lý các dự án quyết định thành lập theo yêu cầu công việc tại từng thời điểm).
Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về nguyên tắc làm việc như sau:
Nguyên tắc làm việc
Ban Quản lý các dự án làm việc theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch theo đúng quy định của pháp luật; đề cao trách nhiệm và kỷ luật cá nhân, phát huy năng lực, sở trường, tính chủ động, sáng tạo trong công tác của các thành viên và hiệu quả trong hoạt động của Ban Quản lý các dự án.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ làm việc nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch theo đúng quy định của pháp luật; đề cao trách nhiệm và kỷ luật cá nhân, phát huy năng lực, sở trường, tính chủ động, sáng tạo trong công tác của các thành viên và hiệu quả trong hoạt động của Ban Quản lý các dự án.
Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Giám đốc như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Giám đốc
1. Giúp Giám đốc quản lý, điều hành công việc của Ban Quản lý các dự án; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và trước pháp luật về kết quả thực hiện công việc được giao.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được Giám đốc phân công và ủy quyền. Thực hiện chế độ báo cáo đối với Giám đốc về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
3. Ký thay Giám đốc các văn bản được Giám đốc ủy quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như sau:
- Giúp Giám đốc quản lý, điều hành công việc của Ban Quản lý các dự án; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và trước pháp luật về kết quả thực hiện công việc được giao.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được Giám đốc phân công và ủy quyền. Thực hiện chế độ báo cáo đối với Giám đốc về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
- Ký thay Giám đốc các văn bản được Giám đốc ủy quyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?