Bản mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch hội đồng đại học trong cơ sở giáo dục đại học công lập thế nào?
Các công việc và tiêu chí đánh giá Chủ tịch hội đồng đại học là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Bản mô tả vị trí việc làm Chủ tịch hội đồng đại học Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn các công việc và tiêu chí đánh giá Chủ tịch hội đồng đại học như sau:
- Lãnh đạo, quản lý:
+ Chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng đại học theo quy định của pháp luật và quy chế về tổ chức và hoạt động của đại học:
>> Tiêu chí đánh giá hoàn thành: Hoạt động của hội đồng đại học thông suốt; các hoạt động chung của đại học được thực hiện theo đúng quy định và có sự phát triển.
+ Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ, hàng năm, hàng quý, hàng tháng của hội đồng đại học:
>> Tiêu chí đánh giá hoàn thành: Chương trình, kế hoạch được ban hành đúng thời hạn và sát với thực tế, được thực hiện nghiêm túc; hoạt động của hội đồng đại học ổn định, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đại học;
+ Kiểm tra, đôn đốc, điều phối; tổ chức thực hiện; đánh giá:
>> Tiêu chí đánh giá hoàn thành: Báo cáo định kỳ trung thực, cụ thể, kịp thời; nguồn lực được huy động, sử dụng hợp lý, hiệu quả; kết quả đánh giá khách quan, công khai, minh bạch
- Tham gia hoạt động nghề nghiệp:
>> Tiêu chí đánh giá hoàn thành: Hoàn thành định mức công việc và sản phẩm theo quy định về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng,...
- Nhiệm vụ khác: Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo, quy định của cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền và theo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.
Bản mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch hội đồng đại học trong cơ sở giáo dục đại học công lập thế nào?
Chủ tịch hội đồng đại học có phạm vi quyền hạn ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 4 Bản mô tả vị trí việc làm Chủ tịch hội đồng đại học Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ phạm vi quyền hạn của Chủ tịch hội đồng đại học như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Được quyết định vấn đề cụ thể theo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng đại học.
- Được quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng đại học.
- Được cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
- Được chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của hội đồng đại học.
Chủ tịch hội đồng đại học phải đáp ứng yêu cầu trình độ, chuyên môn gì?
Theo tiểu mục 5 Bản mô tả vị trí việc làm Chủ tịch hội đồng đại học Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT quy định yêu cầu về trình độ, chuyên môn đối với Chủ tịch hội đồng đại học như sau:
(1) Yêu cầu về trình độ, phẩm chất
- Trình độ đào tạo:
+ Trình độ chuyên môn đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chức vụ chủ tịch hội đồng đại học theo quy định pháp luật, cấp có thẩm quyền, quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.
+ Trình độ lý luận chính trị đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn chủ tịch hội đồng đại học theo quy định của Đảng, pháp luật và cấp có thẩm quyền.
- Bồi dưỡng, chứng chỉ:
+ Đáp ứng điều kiện của chủ tịch hội đồng đại học theo quy định pháp luật và cấp có thẩm quyền.
+ Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành
- Kinh nghiệm (thành tích công tác): Có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học từ cấp khoa/phòng và tương đương trở lên.
- Phẩm chất cá nhân:
+ Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của đại học.
+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.
+ Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe.
+ Điềm tĩnh, cẩn thận.
+ Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập.
+ Khả năng tập hợp, đoàn kết nội bộ.
+ Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm)
- Các yêu cầu khác:
+ Có khả năng dự báo, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của đại học.
+ Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn.
+ Hiểu biết về lĩnh vực công tác và định hướng phát triển.
+ Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm/công nhận chủ tịch hội đồng đại học.
(2) Yêu cầu về năng lực phải đáp ứng các cấp độ tương ứng:
- Nhóm năng lực chung:
+ Đạo đức và bản lĩnh: 4-5
+ Tổ chức thực hiện công việc: 4-5
+ Soạn thảo và ban hành văn bản: 4-5
+ Giao tiếp ứng xử: 4-5
+ Quan hệ phối hợp: 4-5
+ Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
- Nhóm năng lực chuyên môn: Theo yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Nhóm năng lực quản lý:
+ Tư duy chiến lược: 4-5
+ Quản lý sự thay đổi: 4-5
+ Ra quyết định: 4-5
+ Quản lý nguồn lực: 4-5
+ Phát triển đội ngũ: 4-5
Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?