Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì?
Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì?
Căn cứ Thông tư 17/2023/TT-BNV Ban hành Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức được quy định cụ thể tại Điều 23 Nội quy và Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV.
Cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định
1. Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định do Chủ tịch Hội đồng kiểm định thành lập, gồm: Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký. Người được cử tham gia Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định là người của cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm định hoặc của cơ quan, đơn vị khác do Chủ tịch Hội đồng kiểm định quyết định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng kiểm định việc tổ chức điều hành hoạt động của Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định.
b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định.
c) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự kiểm định đã đăng ký tại Phiếu đăng ký dự kiểm định.
d) Tổng hợp danh sách người đăng ký dự kiểm định đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi; danh sách người đăng ký dự kiểm định không đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi, báo cáo Chủ tịch Hội đồng kiểm định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người đăng ký dự kiểm định theo phân công của Trưởng ban; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định về nhiệm vụ được phân công.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên kiêm Thư ký Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định
Ghi biên bản các cuộc họp của Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định về nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nêu trên.
Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức do cơ quan nào thành lập?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP có đề cập đến việc thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định như sau:
Hội đồng kiểm định
...
2. Hội đồng kiểm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, Ban coi thi, Ban Thư ký.
b) Tổ chức thu chi phí tổ chức kiểm định và sử dụng chi phí tổ chức kiểm định theo quy định.
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, tổ chức kiểm định theo nội quy, quy chế.
d) Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức quyết định công nhận kết quả kiểm định.
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kiểm định.
e) Hội đồng kiểm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức do Hội đồng kiểm định thành lập.
Quy trình coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 34 Nội quy và Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV như sau:
Quy trình coi thi
1. Quy trình coi thi bao gồm các bước sau:
a) Kiểm tra hiện trạng điểm thi trước giờ thi.
b) Kích hoạt hệ thống thi của điểm thi; nhập dữ liệu kỳ thi và dữ liệu về câu hỏi và đáp án.
c) Gọi thí sinh vào phòng thi, làm thủ tục dự thi cho thí sinh và phổ biến nội quy, quy chế và những việc thí sinh cần biết, cần làm.
d) Quản lý việc làm bài thi của thí sinh; xử lý các phát sinh về máy thi hoặc xử lý vi phạm của thí sinh (nếu có).
đ) Kết thúc ca thi (chiết xuất dữ liệu, lập các báo cáo của điểm thi và bàn giao).
2. Nội dung các bước trong quy trình coi thi được quy định cụ thể tại Hướng dẫn tổ chức thi của Hội đồng kiểm định.
3. Trách nhiệm thực hiện quy trình coi thi
a) Ban coi thi chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động của điểm thi trong công tác coi thi.
b) Trưởng điểm thi chịu trách nhiệm phân công, chỉ đạo công tác coi thi của điểm thi.
c) Giám thị coi thi và kỹ thuật viên máy vi tính chịu trách nhiệm thực hiện sự phân công, hướng dẫn công tác coi thi của Trưởng điểm thi.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì quy trình coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức bao gồm các bước sau:
- Kiểm tra hiện trạng điểm thi trước giờ thi.
- Kích hoạt hệ thống thi của điểm thi; nhập dữ liệu kỳ thi và dữ liệu về câu hỏi và đáp án.
- Gọi thí sinh vào phòng thi, làm thủ tục dự thi cho thí sinh và phổ biến nội quy, quy chế và những việc thí sinh cần biết, cần làm.
- Quản lý việc làm bài thi của thí sinh; xử lý các phát sinh về máy thi hoặc xử lý vi phạm của thí sinh (nếu có).
- Kết thúc ca thi (chiết xuất dữ liệu, lập các báo cáo của điểm thi và bàn giao).
Thông tư 17/2023/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Tải bảng tổng hợp sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất? Quy định về chi phí xây dựng khi xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng?
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?