Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được quyền đề nghị Hội đồng quản trị Ngân hàng họp bất thường không?
Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 18 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định về Ban kiểm soát của Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
Ban kiểm soát và cơ cấu Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát thực hiện kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định và các văn bản chỉ đạo khác của chủ sở hữu và Bộ Tài chính, Hội đồng quản trị.
2. Ban kiểm soát có 03 (ba) thành viên, trong đó có 01 thành viên làm Trưởng Ban kiểm soát. Các thành viên Ban kiểm soát do Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách.
3. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm) năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung hoặc thay thế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ.
4. Trường hợp số thành viên Ban kiểm soát không đủ hai phần ba tổng số thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ này thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, Hội đồng quản trị phải đề nghị Bộ Tài chính bổ sung đủ số lượng thành viên Ban kiểm soát.
5. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Theo đó, Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm có 03 (ba) thành viên, trong đó có 01 thành viên làm Trưởng Ban kiểm soát.
Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 05 (năm) năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được quyền đề nghị Hội đồng quản trị Ngân hàng họp bất thường không?
Tại Điều 19 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
...
6. Đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan. Được tham dự các cuộc họp giao ban, họp Hội đồng quản trị, họp Ban điều hành, họp chuyên đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát. Ban kiểm soát tham dự các cuộc họp có quyền tham gia ý kiến và đưa ra kiến nghị nhưng không có quyền biểu quyết.
Căn cứ quy định trên thì quyền đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Như vậy, Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền đề nghị Hội đồng quản trị Ngân hàng họp bất thường.
Để đề nghị họp bất thường thì Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có phải nêu rõ mục đích họp không?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định về các trường hợp Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam họp bất thường như sau:
Họp Hội đồng quản trị và Biên bản họp Hội đồng quản trị
…
2. Hội đồng quản trị họp bất thường khi có đề nghị của một trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị;
b) Tổng giám đốc hoặc Trưởng Ban kiểm soát;
c) Ít nhất hai thành viên của Hội đồng quản trị.
Đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường phải lập bằng văn bản, trong đó nêu rõ mục đích họp, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Người có thẩm quyền triệu tập hợp Hội đồng quản trị có quyền từ chối đề nghị nêu trên nếu vấn đề cần thảo luận và quyết định không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị nhưng phải thông báo cho người đề nghị và các thành viên Hội đồng quản trị biết.
Theo quy định trên thì Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam họp bất thường khi có đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát.
Khi đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường thì Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải lập bằng văn bản, trong đó nêu rõ:
- Mục đích họp;
- Vấn đề cần thảo luận;
- Quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?