Bản khai để giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng gồm những gì?
- Bản khai để giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng gồm những tài liệu gì?
- Lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được tổ chức như thế nào?
- Kinh phí tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần là bao nhiêu?
Bản khai để giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Bản khai để giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng là Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Bản khai để giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng:
Tải Bản khai để giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Tại đây.
Bản khai để giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi
1. Cá nhân lập bản khai theo Mẫu số 03 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao được chứng thực từ quyết định tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” hoặc bản sao được chứng thực từ Bằng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
Trường hợp “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì kèm theo giấy báo tử hoặc trích lục khai tử.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản khai của cá nhân có trách nhiệm xác nhận bản khai kèm theo các giấy tờ nêu trên gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc có trách nhiệm lập danh sách giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm ban hành quyết định trợ cấp, phụ cấp theo Mẫu số 57 Phụ lục I Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng gồm có:
- Bản khai để giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng là Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
- Bản sao được chứng thực từ quyết định tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc bản sao được chứng thực từ Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ ưu đãi
1. Bà mẹ được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Bà mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì thân nhân thờ cúng bà mẹ được nhận Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
b) Lễ tặng hoặc truy tặng được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, có ý nghĩa giáo dục truyền thống; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
4. Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;
b) Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
5. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” không quá 01 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp; lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 02 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp.
Như vậy theo quy định trên lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được tổ chức như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú.
- Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Kinh phí tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ ưu đãi
...
5. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” không quá 01 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp; lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 02 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp.
Như vậy theo quy định trên kinh phí tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần không quá 02 tháng lương tối thiểu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?