Bản Kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông phải được lưu trữ trong thời hạn bao nhiêu năm?
- Bản Kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông phải được lưu trữ trong thời hạn bao nhiêu năm?
- Khi công khai thông tin về chất lượng dịch vụ viễn thông doanh nghiệp có phải công khai các văn bản về công tác tự kiểm tra của mình không?
- Trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông thì doanh nghiệp có những trách nhiệm gì?
Bản Kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông phải được lưu trữ trong thời hạn bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT (sửa đổi bởi khoản 4 và khoản 5 Điều 1 Thông tư 33/2020/TT-BTTTT) quy định về việc doanh nghiệp thực hiện công tác tự kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông như sau:
Thực hiện việc tự kiểm tra
1. Hàng quý, doanh nghiệp viễn thông phải thực hiện tự kiểm tra, bao gồm:
a) Kiểm tra việc tuân thủ quy định của Thông tư này.
b) Đo kiểm, đánh giá thực tế chất lượng dịch vụ viễn thông thuộc “Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng” mà mình đang cung cấp tại ít nhất ba (03) địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với mỗi dịch vụ hoặc tại tất cả địa bàn tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ (đối với doanh nghiệp có phạm vi cung cấp dịch vụ dưới ba (03) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
2. Kết quả tự kiểm tra phải được lập thành văn bản theo mẫu Kết quả tự kiểm tra định kỳ chất lượng dịch vụ viễn thông quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này và mẫu Kết quả tự đo kiểm chỉ tiêu chất lượng dịch vụ viễn thông quy định tại các Phụ lục X, XI và XIII của Thông tư này tương ứng với từng dịch vụ.
3. Doanh nghiệp viễn thông phải lưu trữ văn bản Kết quả tự kiểm tra định kỳ chất lượng dịch vụ viễn thông và Kết quả tự đo kiểm chỉ tiêu chất lượng dịch vụ viễn thông cho từng dịch vụ cùng với số liệu đo kiểm, số liệu xây dựng các kết quả đó ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày các kết quả đó được lập; báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Doanh nghiệp viễn thông sau khi hoàn thành công tác tự kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông của mình thì cần phải lưu trữ lại các văn bản kiểm tra đó.
Văn bản Kết quả tự kiểm tra định kỳ chất lượng dịch vụ viễn thông và Kết quả tự đo kiểm chỉ tiêu chất lượng dịch vụ viễn thông cho từng dịch vụ cùng với số liệu đo kiểm, số liệu xây dựng các kết quả đó phải được lưu trữ ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày các kết quả đó được lập; báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Bản Kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông phải được lưu trữ trong thời hạn bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Khi công khai thông tin về chất lượng dịch vụ viễn thông doanh nghiệp có phải công khai các văn bản về công tác tự kiểm tra của mình không?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về doanh nghiệp viễn thông công khai thông tin về chất lượng dịch vụ viễn thông như sau:
Doanh nghiệp viễn thông công khai thông tin về chất lượng dịch vụ viễn thông
Doanh nghiệp viễn thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông có trách nhiệm xây dựng mục “Quản lý chất lượng dịch vụ” trên website của doanh nghiệp để công khai thông tin về công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp cung cấp. Nội dung thông tin mà doanh nghiệp phải công khai trong mục “Quản lý chất lượng dịch vụ” tối thiểu bao gồm:
1. Các dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho từng dịch vụ nêu tại Khoản 1 Điều này.
3. Bản công bố chất lượng các dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp đang cung cấp.
4. Báo cáo định kỳ chất lượng dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp đã gửi Cục Viễn thông.
5. Các bản Kết quả tự kiểm tra định kỳ chất lượng dịch vụ viễn thông và Kết quả tự đo kiểm chỉ tiêu chất lượng cho từng dịch vụ theo quy định tại Điều 18 Chương V của Thông tư này.
6. Địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng.
7. Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng.
8. Các thông tin hỗ trợ khách hàng.
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông khi công khai thông tin về chất lượng dịch vụ viễn thông của mình thì cần công khai luôn cả các bản Kết quả tự kiểm tra định kỳ chất lượng dịch vụ viễn thông và Kết quả tự đo kiểm chỉ tiêu chất lượng cho từng dịch vụ.
Trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông thì doanh nghiệp có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 25 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT thì doanh nghiệp có một số trách nhiệm sau trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông:
(1) Sắp xếp đơn vị đầu mối, phân công cán bộ lãnh đạo để tổ chức và triển khai thực hiện các nội dung quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông được quy định tại Thông tư này trong toàn doanh nghiệp và đến tất cả các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(2) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(3) Đảm bảo và duy trì chất lượng dịch vụ viễn thông như mức đã công bố. Khi có sự cố hoặc khi phát hiện mức chất lượng dịch vụ viễn thông không phù hợp với mức đã công bố phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
(4) Phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp viễn thông có liên quan trong việc duy trì chất lượng dịch vụ viễn thông liên mạng.
(5) Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ viễn thông cung cấp cho người sử dụng dịch vụ và chịu trách nhiệm về các đại lý của mình theo hợp đồng sử dụng dịch vụ, hợp đồng đại lý và các quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?