Bản đồ phụ là bản đồ như thế nào? Tỷ lệ, nội dung bản đồ phụ phải như thế nào với bản đồ chính?

Tôi có thắc mắc là Bản đồ phụ là bản đồ như thế nào? Bản đồ phụ gồm những loại nào? Tỷ lệ, nội dung và ký hiệu màu sắc của bản đồ phụ phải như thế nào với bản đồ chính? Câu hỏi của anh M.N tại Đà Lạt.

Bản đồ phụ là bản đồ như thế nào?

Bản đồ phụ được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT như sau:

Bản đồ phụ là bản đồ, sơ đồ có tỷ lệ nhỏ hơn hoặc lớn hơn bản đồ thành lập; bản đồ phụ có tỷ lệ nhỏ hơn nhằm mục đích khái quát vị trí của các đơn vị hành chính thành lập bản đồ; bản đồ phụ có tỷ lệ lớn hơn nhằm mục đích trích lược lãnh thổ các đơn vị hành chính thành lập bản đồ và chỉ được thành lập khi nội dung bản đồ thành lập không thể hiện được rõ ràng, đầy đủ.

Theo quy định trên, bản đồ phụ là bản đồ, sơ đồ có tỷ lệ nhỏ hơn hoặc lớn hơn bản đồ thành lập;

- Bản đồ phụ có tỷ lệ nhỏ hơn nhằm mục đích khái quát vị trí của các đơn vị hành chính thành lập bản đồ;

- Bản đồ phụ có tỷ lệ lớn hơn nhằm mục đích trích lược lãnh thổ các đơn vị hành chính thành lập bản đồ và chỉ được thành lập khi nội dung bản đồ thành lập không thể hiện được rõ ràng, đầy đủ.

bản đồ phụ

Bản đồ phụ (Hình từ Internet)

Bản đồ phụ gồm những loại nào? Tỷ lệ, nội dung và ký hiệu màu sắc bản đồ phụ phải như thế nào với bản đồ chính?

Bản đồ phụ gồm những loại được quy định tại khoản 10 Điều 27 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT như sau:

Chỉ tiêu nội dung bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện nhà nước
...
10. Bản đồ phụ bao gồm:
a) Bản đồ phụ của bản đồ hành chính cấp tỉnh là bản đồ hành chính toàn quốc có tỷ lệ phù hợp với khoảng trống trên bản đồ thành lập; nội dung bản đồ theo quy định tại Điều 29 Thông tư này;
b) Bản đồ phụ của bản đồ hành chính cấp huyện là bản đồ hành chính cấp tỉnh có tỷ lệ phù hợp với khoảng trống trên bản đồ thành lập; nội dung bản đồ theo quy định tại Điều 29 Thông tư này;
c) Tỷ lệ, cơ sở toán học, nội dung và ký hiệu màu sắc bản đồ phụ phải thống nhất với bản đồ chính.

Theo quy định trên, bản đồ phụ bao gồm:

- Bản đồ phụ của bản đồ hành chính cấp tỉnh là bản đồ hành chính toàn quốc có tỷ lệ phù hợp với khoảng trống trên bản đồ thành lập; nội dung bản đồ theo quy định tại Điều 29 Thông tư này;

- Bản đồ phụ của bản đồ hành chính cấp huyện là bản đồ hành chính cấp tỉnh có tỷ lệ phù hợp với khoảng trống trên bản đồ thành lập; nội dung bản đồ theo quy định tại Điều 29 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT, cụ thể:

Nội dung bản đồ hành chính khác
1. Các bản đồ hành chính thành lập thuộc loại nào có chỉ tiêu nội dung tương tự như nội dung của bản đồ hành chính nhà nước tương ứng quy định tại Điều 26, 27 và 28 Thông tư này.
2. Nội dung bản đồ phải đảm bảo:
a) Các yếu tố cơ sở toán học, chuyên môn theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều 28 Thông tư này;
b) Các yếu tố nền địa lý được phép khái quát các chỉ tiêu nội dung tùy tỷ lệ và mục đích sử dụng bản đồ, theo nguyên tắc khái quát bản đồ và quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 28 Thông tư này.

- Tỷ lệ, cơ sở toán học, nội dung và ký hiệu màu sắc bản đồ phụ phải thống nhất với bản đồ chính.

Nội dung bản đồ hành chính các cấp bao gồm bản đồ phụ không?

Nội dung bản đồ hành chính các cấp được quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT như sau:

Nội dung bản đồ hành chính các cấp
Nội dung bản đồ hành chính các cấp bao gồm:
1. Yếu tố cơ sở toán học: Khung trong bản đồ; lưới kinh tuyến vĩ tuyến; các điểm tọa độ, độ cao quốc gia; ghi chú tỷ lệ, thước tỷ lệ.
2. Yếu tố chuyên môn: Biên giới quốc gia và địa giới hành chính.
3. Yếu tố nền địa lý: Thủy văn; địa hình; dân cư; kinh tế - xã hội; giao thông.
4. Các yếu tố khác: Tên bản đồ; bản chú giải; bảng diện tích dân số; bản đồ phụ; tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.

Theo quy định trên, nội dung bản đồ hành chính các cấp bao gồm:

- Yếu tố cơ sở toán học: Khung trong bản đồ; lưới kinh tuyến vĩ tuyến; các điểm tọa độ, độ cao quốc gia; ghi chú tỷ lệ, thước tỷ lệ.

- Yếu tố chuyên môn: Biên giới quốc gia và địa giới hành chính.

- Yếu tố nền địa lý: Thủy văn; địa hình; dân cư; kinh tế - xã hội; giao thông.

- Các yếu tố khác:

+ Tên bản đồ;

+ Bản chú giải;

+ Bảng diện tích dân số;

+ Bản đồ phụ;

+ Tên cơ quan chủ quản;

+ Tên đơn vị thành lập bản đồ;

+ Tên và nguồn gốc tài liệu thành lập;

+ Tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản;

+ Tên đơn vị in sản phẩm;

+ Thông tin giấy phép xuất bản;

+ Bản quyền tác giả và năm xuất bản.

Như vậy, nội dung bản đồ hành chính các cấp có bao gồm bản đồ phụ.

Bản đồ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bản đồ phụ là bản đồ như thế nào? Tỷ lệ, nội dung bản đồ phụ phải như thế nào với bản đồ chính?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bản đồ
389 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bản đồ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào