Bản đồ hành chính cấp tỉnh là gì? Bố cục của bản đồ hành chính cấp tỉnh được xác định như thế nào?
Bản đồ hành chính cấp tỉnh là gì?
Bản đồ hành chính cấp tỉnh được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT như sau:
Các loại bản đồ hành chính các cấp
Bản đồ hành chính các cấp bao gồm:
1. Bản đồ hành chính toàn quốc là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền biển, đảo và quần đảo.
2. Bản đồ hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp tỉnh) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp huyện, xã thuộc lãnh thổ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp huyện) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp xã thuộc lãnh thổ một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
4. Tập bản đồ hành chính toàn quốc là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam có cùng kích thước.
5. Tập bản đồ hành chính cấp tỉnh là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh có cùng kích thước.
6. Tập bản đồ hành chính cấp huyện là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ xã, phường, thị trấn thuộc đơn vị hành chính cấp huyện có cùng kích thước.
Theo quy định trên, bản đồ hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp tỉnh) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp huyện, xã thuộc lãnh thổ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong đó, bản đồ hành chính là bản đồ chuyên đề có yếu tố chuyên môn thể hiện sự phân chia lãnh thổ và quản lý đơn vị hành chính theo quy định của Nhà nước Việt Nam (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT)
Bản đồ hành chính cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Tỷ lệ bản đồ hành chính cấp tỉnh nhà nước được quy định như thế nào?
Tỷ lệ bản đồ hành chính cấp tỉnh nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT như sau:
Xác định tỷ lệ bản đồ
1. Tỷ lệ bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như sau: 1:1.000.000, 1:1.500.000, 1:2.200.000, 1:3.500.000.
2. Tỷ lệ bản đồ hành chính cấp tỉnh nhà nước được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tỷ lệ bản đồ hành chính cấp huyện nhà nước được lựa chọn đảm bảo xác định lãnh thổ nằm vừa trong khổ giấy A3, A2, A0, 2A0, 4A0 tùy thuộc mục đích sử dụng và đảm bảo tính kinh tế.
4. Tỷ lệ các bản đồ hành chính, bản đồ xã trong tập bản đồ hành chính nhà nước toàn quốc, cấp tỉnh, cấp huyện được lựa chọn đảm bảo xác định lãnh thổ nằm vừa trong khổ giấy A4 hoặc A3; tỷ lệ các bản đồ trong tập bản đồ hành chính phải đảm bảo tính thống nhất, dễ so sánh với nhau.
5. Tỷ lệ bản đồ hành chính các cấp khác tùy theo mục đích sử dụng xác định cho phù hợp.
6. Tỷ lệ bản đồ hành chính phải có mẫu số là số chẵn nghìn đơn vị.
Theo quy định trên, tỷ lệ bản đồ hành chính cấp tỉnh nhà nước được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 47/2014/TT-BTNMT, cụ thể:
Lưu ý: Tỷ lệ bản đồ hành chính phải có mẫu số là số chẵn nghìn đơn vị.
Bố cục bản đồ hành chính cấp tỉnh được xác định như thế nào?
Xác định bố cục bản đồ hành chính cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT dưới đây:
- Bản đồ hành chính cấp tỉnh nhà nước biểu thị trọn vẹn lãnh thổ đơn vị hành chính thành lập ở trung tâm bản đồ; ở lãnh thổ quốc gia lân cận chỉ thể hiện tên các đơn vị hành chính cùng cấp, không thể hiện các yếu tố địa lý; trường hợp lãnh thổ có vùng biển thì đường bờ biển được thể hiện đến hết khung trong bản đồ;
- Khung trong bản đồ là hình chữ nhật và trình bày theo mẫu tại Phụ lục 5a và 5b ban hành kèm theo Thông tư 47/2014/TT-BTNMT;
- Tên bản đồ phải là tên đơn vị hành chính cấp tỉnh đầy đủ; được bố trí ở vị trí trang trọng phía trên hoặc dưới khung Bắc tờ bản đồ;
- Bản đồ được chia mảnh và đánh số mảnh trong trường hợp có từ 2 mảnh trở lên; sử dụng số tự nhiên để đánh số và theo nguyên tắc từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây;
- Dưới khung Nam bản đồ cần ghi rõ tỷ lệ bản đồ, thước tỷ lệ, tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản;
- Bản chú giải; bản đồ phụ; bảng diện tích, dân số tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc bản đồ phụ bố trí ở vị trí hợp lý ngoài lãnh thổ được thể hiện;
- Các thông tin khác được bố trí hợp lý phía ngoài, dưới khung Nam của bản đồ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?