Bản đồ địa chính được chỉnh lý khi nào? Căn cứ vào đâu để chỉnh lý bản đồ địa chính? Mục đích lập bản đồ địa chính là gì?
Bản đồ địa chính được chỉnh lý khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chỉnh lý bản đồ địa chính
1. Bản đồ địa chính được chỉnh lý khi thửa đất và các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này có thay đổi.
...
Theo đó, bản đồ địa chính được chỉnh lý khi thửa đất có sự thay đổi về ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính có sự thay đổi.
Cụ thể các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính bao gồm:
- Khung bản đồ;
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao;
- Mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp;
- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;
- Nhà ở và công trình xây dựng khác;
- Địa vật, công trình có ý nghĩa định hướng cao;
- Mốc giới quy hoạch;
- Chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật;
- Ghi chú thuyết minh;
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có).
Bản đồ địa chính được chỉnh lý khi nào? Căn cứ vào đâu để chỉnh lý bản đồ địa chính? Mục đích lập bản đồ địa chính là gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để chỉnh lý bản đồ địa chính?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định bản đồ địa chính được chỉnh lý dựa trên một trong các căn cứ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);
Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực thi hành;
Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của cấp có thẩm quyền;
Các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến thửa đất;
Quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới mà hồ sơ địa giới hành chính đã được thiết lập;
- Văn bản của cơ quan có chức năng quản lý đất đai các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã khi phát hiện có sai sót của bản đồ địa chính hoặc phản ánh về ranh giới thửa đất bị thay đổi do sạt lở, sụt đất tự nhiên;
- Văn bản về thay đổi chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật;
- Văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền có nội dung dẫn đến thay đổi trong chia mảnh và thay đổi số thứ tự mảnh bản đồ địa chính;
- Kết quả kiểm tra của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đối với trường hợp người sử dụng đất có văn bản phản ánh về các sai khác thông tin của thửa đất.
Mục đích lập bản đồ địa chính là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc, mục đích đo đạc lập bản đồ địa chính:
Nguyên tắc, mục đích đo đạc lập bản đồ địa chính
1. Việc đo đạc lập bản đồ địa chính phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo thống nhất trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
b) Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng quản lý đất và ghi nhận tình trạng pháp lý của thửa đất tại thời điểm đo đạc;
c) Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp với khu vực đo đạc và quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính;
d) Bản đồ địa chính sau khi được phê duyệt phải đưa vào sử dụng cho công tác quản lý đất đai.
2. Bản đồ địa chính được lập để sử dụng cho các mục đích sau:
a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
b) Thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; điều tra, đánh giá đất đai;
...
Như vậy, lập bản đồ địa chính nhằm mục đích sau:
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; điều tra, đánh giá đất đai.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất; xử lý vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.
- Các mục đích quản lý đất đai khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?