Ban Dân nguyện là gì? Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động của Ban Dân nguyện do ai bảo đảm?
Ban Dân nguyện là gì?
Vị trí, chức năng của Ban dân nguyện được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 như sau:
Vị trí, chức năng của Ban dân nguyện
Ban dân nguyện là cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác dân nguyện.
Theo quy định nêu trên thì Ban Dân nguyện là cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác dân nguyện.
Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động của Ban Dân nguyện do ai bảo đảm?
Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động của Ban Dân nguyện được quy định tại Điều 5 Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 như sau:
Kinh phí và điều kiện bảo đảm
1. Ban dân nguyện có con dấu theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hoạt động của Ban dân nguyện là một khoản trong kinh phí hoạt động của Quốc hội. Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động của Ban dân nguyện do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.
Theo quy định nêu trên, kinh phí hoạt động của Ban Dân nguyện là một khoản trong kinh phí hoạt động của Quốc hội.
Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động của Ban Dân nguyện do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.
Ban Dân nguyện là gì? Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động của Ban Dân nguyện do ai bảo đảm? (Hình từ Internet)
Ban Dân nguyện có các nhiệm vụ, quyền hạn chính nào?
Ban Dân nguyện có các nhiệm vụ, quyền hạn chính được quy định tai Điều 2 Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban dân nguyện
1. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức công tác tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.
2. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban dân nguyện để nghiên cứu; khi cần thiết, chuyển đơn, thư đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời công dân. Tổng hợp, phân loại, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
3. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo tại kỳ họp Quốc hội.
4. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri để trình Quốc hội.
5. Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức và tiến hành các hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân để trình Quốc hội.
6. Tổng hợp kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân về công tác dân nguyện.
8. Thông qua việc thực hiện công tác dân nguyện, nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Như vậy, Ban Dân nguyện có các nhiệm vụ, quyền hạn chính sau:
- Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức công tác tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.
- Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban dân nguyện để nghiên cứu; khi cần thiết, chuyển đơn, thư đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời công dân. Tổng hợp, phân loại, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
- Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo tại kỳ họp Quốc hội.
- Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri để trình Quốc hội.
- Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức và tiến hành các hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân để trình Quốc hội.
- Tổng hợp kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân về công tác dân nguyện.
- Thông qua việc thực hiện công tác dân nguyện, nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link bình chọn giải Mai Vàng 2024? Link bình chọn maivang nld com vn 2024? Thời gian bình chọn giải Mai Vàng 2024 khi nào?
- Nội dung kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông từ ngày 1/1/2025 gồm những gì?
- Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có phải là cấp độ thể hiện năng lực chuyên môn của viên chức không?
- Ngày 12 12 là ngày gì? Ngày 12 12 có ý nghĩa gì? Ngày 12 tháng 12 Dương lịch là ngày mấy âm lịch, thứ mấy?
- Cách nhận biết doanh nghiệp ma thông qua loại hình kinh doanh? Doanh nghiệp ma mua bán hóa đơn trái phép có bị truy cứu TNHS không?