Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện làm việc theo chế độ nào? Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện được đặt tại đâu?
Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện làm việc theo chế độ nào?
Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:
Quy định chung
...
2. Ban Công tác người cao tuổi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện)
a) Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về cơ chế, chính sách để thực hiện công tác người cao tuổi.
b) Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập và làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số.
c) Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quy chế làm việc của Ban. Công tác người cao tuổi cấp huyện; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia Ban Công tác.
d) Các thành viên của Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
...
Như vậy, theo quy định, Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số.
Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong những công việc gì?
Nhiệm vụ của Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:
Nhiệm vụ của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh và Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện
...
2. Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Triển khai thực hiện kế hoạch 5 (năm) năm và hàng năm, nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;
b) Chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác người cao tuổi và Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi từng giai đoạn;
c) Phối hợp cơ quan có liên quan thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong phạm vi địa phương;
d) Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức liên quan trong việc thực hiện quy định của pháp luật và các chính sách hỗ trợ người cao tuổi. Sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh tình hình thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Như vậy, theo quy định, Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong những công việc sau đây:
(1) Triển khai thực hiện kế hoạch 5 (năm) năm và hàng năm, nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;
(2) Chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác người cao tuổi và Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi từng giai đoạn;
(3) Phối hợp cơ quan có liên quan thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong phạm vi địa phương;
(4) Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức liên quan trong việc thực hiện quy định của pháp luật và các chính sách hỗ trợ người cao tuổi.
Sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh tình hình thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện được đặt tại đâu?
Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:
Cơ quan thường trực, Tổ Giúp việc của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh và Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện
...
2. Cơ quan thường trực, Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện
a) Cơ quan thường trực của Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện (gọi tắt là Tổ Giúp việc) đặt tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội do 01 (một) công chức Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng, 01 (một) công chức Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân và 01 (một) thành viên Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp huyện làm thành viên. Các thành viên Tổ Giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
c) Tổ Giúp việc làm việc theo quy chế do Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện ban hành.
Như vậy, theo quy định, Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện đặt tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội do 01 công chức Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?