Bán cổ phiếu mà không thông báo và công bố thông tin có vi phạm pháp luật không? Bán chui cổ phiếu bị xử phạt như thế nào?
Bán cổ phiếu mà không thông báo và công bố thông tin có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 31 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định như sau:
"Điều 31. Công bố thông tin của cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng
1. Tổ chức, cá nhân khi trở thành hoặc không còn là cổ đông lớn của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải công bố thông tin và báo cáo về giao dịch cho công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch) theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày trở thành hoặc không còn là cổ đông lớn.
2. Cổ đông lớn của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số cổ phiếu có quyền biểu quyết phải công bố thông tin và báo cáo cho công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch) trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi trên theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
[...]"
Theo đó, cổ đông nắm từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số cổ phiếu có quyền biểu quyết phải công bố thông tin.
Nếu lượng cổ phiếu bạn bán ra vượt qua ngưỡng 1% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty thì bạn phải công bố thông tin. Nếu không là vi phạm pháp luật.
Tải trọn bộ các văn bản về bán cổ phiếu không thông báo và công bố thông tin: Tải về
Cổ phiếu
Bán chui cổ phiếu trị giá 100.000.000 đồng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông lớn như sau:
"Điều 33. Vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập; cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của người nội bộ
1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đúng thời hạn khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.
[...]
3. Hành vi không báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
a) Cảnh cáo nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
[...]"
Theo đó, hành vi không báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch bán cổ phiếu trị giá 100.000.000 đồng bị xử phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu chào bán vượt qua ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết thì bị phạt phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Cổ đông lớn phải nắm bao nhiêu cổ phiếu để được chào bán chứng khoán ra công chúng?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 quy định về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng:
"Điều 15. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:
[...]
đ) Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
[...]"
Như vậy, trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng các cổ đông lớn phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành trong thời gian ít nhất 1 năm sau khi kết thúc đợt IPO.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?