Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã gồm các thành viên nào? Và có những nhiệm vụ gì?
Những thành viên nào có trong Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh và có các nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 4 Điều 23 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về thành viên, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh
1. Kiện toàn tổ chức, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn của cấp tỉnh đồng thời là Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia.
2. Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh gồm các thành viên sau:
a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Phó Trưởng ban:
Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực;
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh là Tư lệnh);
Giám đốc Công an cấp tỉnh.
c) Ủy viên là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (nếu có); lãnh đạo các sở, cơ quan có liên quan đến công tác phòng thủ dân sự của địa phương; chỉ huy các cơ quan, đơn vị quân đội, công an trực thuộc các đơn vị đầu mối của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng quân trên địa bàn tỉnh, thành phố.
3. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh là Cơ quan quân sự cấp tỉnh.
4. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong phạm vi địa phương quản lý;
b) Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương; hướng dẫn, theo dõi các sở, cơ quan, đơn vị thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự;
c) Chỉ đạo xây dựng thế trận phòng thủ dân sự và hoạt động phòng thủ dân sự của cấp mình và cấp dưới thuộc quyền;
d) Chỉ huy phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địa phương;
đ) Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong vùng, khu vực xảy ra thảm họa, chiến tranh;
e) Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các sở, cơ quan, đơn vị tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Theo đó, về những thành viên có trong Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh đó là:
- Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Phó Trưởng ban:
Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực;
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh là Tư lệnh);
Giám đốc Công an cấp tỉnh.
- Ủy viên là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (nếu có); lãnh đạo các sở, cơ quan có liên quan đến công tác phòng thủ dân sự của địa phương; chỉ huy các cơ quan, đơn vị quân đội, công an trực thuộc các đơn vị đầu mối của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng quân trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Và 06 nhiệm vụ mà Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh phải thực hiện, cụ thể tại khoản 4 Điều 23 nêu trên.
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự (Hình từ Internet)
Quy định về các thành viên và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện như thế nào?
Theo khoản 2, khoản 4 Điều 24 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện
...
2. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện gồm:
a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Phó Trưởng ban:
Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Phó Trưởng ban thường trực;
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
Trưởng Công an cấp huyện.
c) Ủy viên là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác phòng thủ dân sự của địa phương, Đồn trưởng Đồn Biên phòng (nếu có).
...
4. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong phạm vi địa phương quản lý;
b) Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương; hướng dẫn các phòng, cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự;
c) Chỉ huy và tổ chức phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cấp huyện;
d) Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Thành viên và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã được quy định ra sao?
Tại khoản 2, khoản 4 Điều 25 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định thì:
Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã
1. Kiện toàn tổ chức, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn của cấp xã đồng thời là Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện.
2. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã gồm:
a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Phó Trưởng ban:
Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Phó Trưởng ban thường trực;
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã;
Trưởng Công an cấp xã.
3. Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã sử dụng một số cán bộ chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp xã làm bộ phận thường trực.
4. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địa phương quản lý;
b) Thực hiện việc truyền phát tin chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của các cấp đến cộng đồng;
c) Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương;
d) Chỉ huy và tổ chức phòng thủ dân sự trong phạm vi cấp xã;
đ) Kiểm tra, đôn đốc tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Như vậy, những thành viên có trong Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã cũng sẽ tương tự như Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh, cấp huyện.
Còn về nhiệm vụ thực hiện sau đây:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địa phương quản lý;
- Thực hiện việc truyền phát tin chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của các cấp đến cộng đồng;
- Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương;
- Chỉ huy và tổ chức phòng thủ dân sự trong phạm vi cấp xã;
- Kiểm tra, đôn đốc tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?