Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào? Diễn tập ứng cứu khẩn cấp bằng hình thức nào?
Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?
Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 40/2018/TT-BCT về nguồn lực phục vụ ứng cứu khẩn cấp như sau:
Nguồn lực phục vụ ứng cứu khẩn cấp
1. Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp
a) Thông tin về địa chỉ liên lạc văn phòng trực của Ban chỉ huy.
b) Danh sách các trang thiết bị phục vụ công tác ứng cứu khẩn cấp của Văn phòng trực, Ban chỉ huy.
2. Nguồn lực bên trong phục vụ ứng cứu khẩn cấp và thoát hiểm
Trình bày danh mục bao gồm tên, số lượng, loại, công dụng, vị trí lắp đặt... của các thiết bị được lắp đặt của công trình/nhà máy phục vụ công tác ứng cứu. Danh mục nên bao gồm mô tả đầy đủ về tình huống sẽ sử dụng các thiết bị này.
a) Phương án cứu hộ, cứu nạn và thoát hiểm, nơi trú ẩn tạm thời và trung tâm điều khiển
Sử dụng bản đồ, hình ảnh và mô tả để thực hiện các nội dung sau:
- Lối cứu hộ và thoát hiểm.
- Các khu vực có thể sử dụng làm nơi trú ẩn tạm thời tại công trình.
- Trung tâm điều khiển tại hiện trường.
- Bản đồ, hình ảnh và phần mô tả cũng cần thể hiện rõ việc bố trí các thiết bị, phương tiện cứu hộ tại các lối cứu hộ và thoát hiểm, các nơi trú ẩn tạm thời và trung tâm điều khiển tại hiện trường.
3. Nguồn lực được huy động từ bên ngoài
Mô tả đầy đủ các nguồn lực liên quan cần thiết được huy động từ bên ngoài khi xảy ra tai nạn, sự cố, bao gồm:
a) Các thỏa thuận hỗ trợ nhau với các công trình lân cận và các cơ quan chức năng.
b) Các nguồn lực từ thỏa thuận hợp đồng (ví dụ: Các dịch vụ kỹ thuật, sơ cấp cứu, điều trị y tế, di tản).
c) Danh mục tên, số lượng, loại, công dụng... của các phương tiện, thiết bị an toàn thuê từ bên ngoài phục vụ ứng cứu trong tình huống khẩn cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí về:
- Thông tin về địa chỉ liên lạc văn phòng trực của Ban chỉ huy.
- Danh sách các trang thiết bị phục vụ công tác ứng cứu khẩn cấp của Văn phòng trực, Ban chỉ huy.
Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào? Diễn tập ứng cứu khẩn cấp bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí bằng hình thức nào?
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí bằng hình thức được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2018/TT-BCT về huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp như sau:
Huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp
1. Huấn luyện
a) Các quy định chung về huấn luyện lý thuyết và thực hành ứng cứu khẩn cấp.
b) Nội dung huấn luyện ứng cứu khẩn cấp cho từng nhóm nhân viên, nhóm công việc.
c) Kế hoạch, chương trình huấn luyện.
2. Diễn tập
a) Các hình thức diễn tập: Bàn giấy và thực tế.
b) Kế hoạch diễn tập.
3. Diễn tập bàn giấy phải được tổ chức trước khi thực hiện hoạt động dầu khí.
4. Kế hoạch diễn tập phải mô tả rõ loại tình huống, nội dung diễn tập, tần suất, đối tượng tham gia, thời gian và địa điểm dự kiến, các cơ quan bên ngoài tham gia.
Như vậy, theo quy định trên thì diễn tập ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí bằng hình thức sau: Bàn giấy và thực tế.
Diễn tập bàn giấy phải được tổ chức trước khi thực hiện hoạt động dầu khí.
Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố xảy ra trong hoạt động dầu khí phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố xảy ra trong hoạt động dầu khí phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 26 Thông tư 40/2018/TT-BCT về kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố, tài nạn như sau:
Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố, tai nạn
Kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình bao gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an toàn của công trình.
Yêu cầu các nội dung chính:
1. Quy trình điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của tai nạn, sự cố
2. Kế hoạch nâng cấp các biện pháp phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp và nâng cao mức an toàn của công trình.
Như vậy, theo quy định trên kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình bao gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an toàn của công trình.
Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố xảy ra trong hoạt động dầu khí phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Quy trình điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của tai nạn, sự cố
- Kế hoạch nâng cấp các biện pháp phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp và nâng cao mức an toàn của công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?