Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp làm việc theo chế độ nào? Trưởng Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ gì?
Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp làm việc theo chế độ nào?
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Chế độ họp, báo cáo, cung cấp thông tin và phối hợp công tác
1. Chế độ làm việc
- Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng Ban Chỉ đạo. Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định các vấn đề thông qua các hình thức tổ chức họp Ban Chỉ đạo hoặc lấy ý kiến và báo cáo bằng văn bản.
- Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp với Ban Chỉ đạo để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo được sử dụng bộ máy tổ chức của cơ quan mình để thực hiện các nhiệm vụ được lãnh đạo Ban Chỉ đạo phân công.
2. Họp Ban Chỉ đạo
- Ban Chỉ đạo họp định kỳ vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm; trong trường hợp cần thiết tổ chức các cuộc họp đột xuất do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định.
...
Như vậy, theo quy định, Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế khu công nghiệp làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định các vấn đề thông qua các hình thức tổ chức họp Ban Chỉ đạo hoặc lấy ý kiến và báo cáo bằng văn bản.
Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế khu công nghiệp làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp có chức năng gì?
Chức năng của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 1716/QĐ-TTg năm 2012 như sau:
Ban Chỉ đạo có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Chức năng của Ban Chỉ đạo: giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết các vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan tới hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp và các mô hình tương tự khác.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo:
a) Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp; hỗ trợ các dự án đầu tư lớn, quan trọng trong các khu kinh tế, khu công nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và sản xuất kinh doanh.
b) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến công tác quản lý nhà nước hoạt động của các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp.
c) Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến khu kinh tế, khu công nghiệp và các mô hình tương tự khác.
Như vậy, theo quy định, Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế khu công nghiệp có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết các vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan tới hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp và các mô hình tương tự khác.
Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế khu công nghiệp có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo được quy định tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
2. Điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
3. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
4. Điều động, trưng tập chuyên gia phục vụ cho hoạt động của Ban Chỉ đạo.
5. Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
6. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định, Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế khu công nghiệp có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
(1) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế khu công nghiệp.
(2) Điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế khu công nghiệp.
(3) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế khu công nghiệp.
(4) Điều động, trưng tập chuyên gia phục vụ cho hoạt động của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế khu công nghiệp.
(5) Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế khu công nghiệp.
(6) Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?