Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình đánh giá khu vực tài chính hoạt động theo nguyên tắc nào? Và có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình đánh giá khu vực tài chính hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình đánh giá khu vực tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình đánh giá khu vực tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình đánh giá khu vực tài chính hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình fsap ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BCĐFSAP năm 2013, có quy định về nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, hữu quan trong việc triển khai Chương trình FSAP.
2. Ban Chỉ đạo thảo luận tập thể và quyết định các vấn đề về phương hướng, chương trình, kế hoạch về FSAP; chương trình công tác hàng năm của Ban Chỉ đạo.
3. Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của Bộ, ngành mình và theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
4. Ý kiến tham gia của các thành viên trong các hoạt động của Ban Chỉ đạo đồng thời cũng là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức mà thành viên đó là lãnh đạo
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình đánh giá khu vực tài chính hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, hữu quan trong việc triển khai Chương trình đánh giá khu vực tài chính.
- Ban Chỉ đạo thảo luận tập thể và quyết định các vấn đề về phương hướng, chương trình, kế hoạch về đánh giá khu vực tài chính; chương trình công tác hàng năm của Ban Chỉ đạo.
- Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của Bộ, ngành mình và theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
- Ý kiến tham gia của các thành viên trong các hoạt động của Ban Chỉ đạo đồng thời cũng là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức mà thành viên đó là lãnh đạo.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình đánh giá khu vực tài chính hoạt động theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình đánh giá khu vực tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình fsap ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BCĐFSAP năm 2013, có quy định về Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình FSAP có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình FSAP có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết các vấn đề liên ngành liên quan đến Chương trình FSAP.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến Chương trình FSAP.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình đánh giá khu vực tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết các vấn đề liên ngành liên quan đến Chương trình đánh giá khu vực tài chính;
- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến Chương trình đánh giá khu vực tài chính.
Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình đánh giá khu vực tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình fsap ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BCĐFSAP năm 2013, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; Được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền quyết định về phạm vi, nội dung cụ thể, thời điểm triển khai và kế hoạch thực hiện Chương trình FSAP cũng như các nội dung về đánh giá cập nhật và tự đánh giá trong việc tiếp tục triển khai Chương trình FSAP sau này.
2. Quyết định việc phân công trách nhiệm cụ thể và yêu cầu các Bộ, ngành và các cơ quan hữu quan triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể theo kế hoạch đã đề ra của Chương trình FSAP.
3. Phê duyệt thành viên Ban Chỉ đạo và quyết định bổ sung, thay thế thành viên Ban Chỉ đạo khi cần thiết.
4. Triệu tập, chủ trì (hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập, chủ trì) các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định trên thì trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình đánh giá khu vực tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; Được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền quyết định về phạm vi, nội dung cụ thể, thời điểm triển khai và kế hoạch thực hiện Chương trình đánh giá khu vực tài chính cũng như các nội dung về đánh giá cập nhật và tự đánh giá trong việc tiếp tục triển khai Chương trình đánh giá khu vực tài chính sau này.
- Quyết định việc phân công trách nhiệm cụ thể và yêu cầu các Bộ, ngành và các cơ quan hữu quan triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể theo kế hoạch đã đề ra của Chương trình đánh giá khu vực tài chính.
- Phê duyệt thành viên Ban Chỉ đạo và quyết định bổ sung, thay thế thành viên Ban Chỉ đạo khi cần thiết.
- Triệu tập, chủ trì hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì?
- 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố?
- Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài gồm những gì? Có được chuyển nhượng một phần dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe mô tô, xe máy mới nhất?
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?