Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng do ai thành lập? Thành phần Ban Chỉ bao gồm những ai?

Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng do ai thành lập? Thành phần Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng bao gồm những ai? - Câu hỏi của anh Văn Sỹ đến từ Bình Dương

Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng do ai thành lập?

Căn cứ vào Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 370/QĐ-NHNN năm 2022 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (từ đây gọi là Quyết định 370/QĐ-NHNN năm 2022) như sau:

Chức năng của Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng do Thống đốc NHNN thành lập, chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự Đảng NHNN và Thống đốc NHNN trong việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm trong phạm vi ngành Ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Thống đốc NHNN) thành lập.

Chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự Đảng NHNN và Thống đốc NHNN trong việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm trong phạm vi ngành Ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.

Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng do ai thành lập?

Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng do ai thành lập? (Hình từ Internet)

Thành phần Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng bao gồm những ai?

Căn cứ vào Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 370/QĐ-NHNN năm 2022 quy định về thành phần Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng như sau:

Thành phần Ban Chỉ đạo
Thành phần Ban Chỉ đạo gồm có:
- Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN làm Trưởng Ban Chỉ đạo;
- 01 Phó Thống đốc NHNN làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo thường trực;
- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo;
- Ủy viên gồm có: Thủ trưởng một số đơn vị thuộc NHNN, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên một số Tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam.

Như vậy, thành phần Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng gồm có:

- Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN làm Trưởng Ban Chỉ đạo;

- 01 Phó Thống đốc NHNN làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo thường trực;

- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo;

- Ủy viên gồm có: Thủ trưởng một số đơn vị thuộc NHNN, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên một số Tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng là gì?

Căn cứ vào Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 370/QĐ-NHNN năm 2022 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng như sau:

(1) Tham mưu giúp Ban Cán sự Đảng NHNN và Thống đốc NHNN xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm Ngân hàng và các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm trong ngành Ngân hàng.

(2) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 370/QĐ-NHNN năm 2022 triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng và các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng.

(3) Chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nêu tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 370/QĐ-NHNN năm 2022.

(4) Chỉ đạo các đơn vị nêu tại Điều 2 trong việc phối hợp hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ quan khác trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng;

Tiếp nhận thông tin và tổng hợp tình hình các vụ việc tham nhũng, vi phạm pháp luật, vụ án tham nhũng tại các đơn vị để đưa ra các biện pháp xử lý; báo cáo các cơ quan chức năng về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm trong ngành Ngân hàng.

(5) Tham mưu giúp Ban cán sự Đảng NHNN và Thống đốc NHNN trong việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ thuộc diện Ban Cán sự Đảng NHNN và Thống đốc NHNN quản lý;

Chỉ đạo cấp có thẩm quyền của các đơn vị nêu tại Điều 2 tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nếu có căn cứ cho rằng người đó có thể tiếp tục có hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc gây cản trở cho công tác kiểm tra, xác minh.

(6) Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Phòng chống tham nhũng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng theo quy định cũ
Pháp luật
Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực định kỳ mới nhất? Tải mẫu đề cương?
Pháp luật
Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo Quy định 191 thế nào?
Pháp luật
Đảng viên có hành vi tham nhũng tiêu cực trong quản lý sử dụng tài chính công theo kết luận có bị đình chỉ công tác?
Pháp luật
Quy định tiếp nhận quà tặng của đơn vị cơ quan nhà nước? Người đứng đầu đơn vị vi phạm quy định xử lý thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay?
Pháp luật
06 biện pháp phòng chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật?
Pháp luật
Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực bị kỷ luật bằng hình thức nào? Gây hậu quả rất nghiêm trọng có bị khai trừ khỏi Đảng?
Pháp luật
Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
Pháp luật
Phương thức kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tham nhũng
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,212 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào