Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Giao thông vận tải có nguyên tắc hoạt động như thế nào theo quy định?
Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Giao thông vận tải có nguyên tắc hoạt động như thế nào theo quy định?
Căn cứ Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 555/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về nguyên tắc hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Giao thông vận tải như sau:
Nguyên tắc hoạt động
Ban chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất; quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền thông qua các cuộc họp định kỳ, đột xuất hoặc thông qua lấy ý kiến bằng văn bản. Trưởng Ban chỉ đạo kết luận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Như vậy, theo quy định thì Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
Ban chỉ đạo quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền thông qua các cuộc họp định kỳ, đột xuất hoặc thông qua lấy ý kiến bằng văn bản.
Trưởng Ban chỉ đạo kết luận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Giao thông vận tải có nguyên tắc hoạt động như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 555/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban chỉ đạo
1. Lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về các nội dung hoạt động của Ban chỉ đạo; ủy quyền cho Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban chỉ đạo khi cần thiết.
2. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo.
3. Điều hành, phân công, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao; chủ trì các phiên họp định kỳ và đột xuất của Ban chỉ đạo, thông qua kế hoạch công tác.
4. Ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; bổ sung, thay thế thành viên khi cần thiết.
Như vậy, theo quy định thì Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về các nội dung hoạt động của Ban chỉ đạo;
Ủy quyền cho Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban chỉ đạo khi cần thiết.
(2) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo.
(3) Điều hành, phân công, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao;
Chủ trì các phiên họp định kỳ và đột xuất của Ban chỉ đạo, thông qua kế hoạch công tác.
(4) Ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo;
Bổ sung, thay thế thành viên khi cần thiết.
Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Giao thông vận tải có những nhiệm vụ chung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 555/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban chỉ đạo
1. Nhiệm vụ chung
a) Tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo các vấn đề liên quan tới lĩnh vực phụ trách của cơ quan, đơn vị mình.
b) Tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công.
c) Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo theo phạm vi chức năng quản lý của cơ quan, đơn vị mình; kiểm tra, đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về kết quả hoạt động được phân công.
d) Chủ động đề xuất nội dung công việc, cách thức triển khai nội dung công việc, báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo xem xét, quyết định.
đ) Phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo và các đơn vị có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ.
e) Báo cáo về việc tổ chức triển khai nhiệm vụ được phân công theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Trưởng Ban chỉ đạo.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo giao.
...
Như vậy, nhiệm vụ chung của Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố bao gồm:
(1) Tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo các vấn đề liên quan tới lĩnh vực phụ trách của cơ quan, đơn vị mình.
(2) Tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công.
(3) Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo theo phạm vi chức năng quản lý của cơ quan, đơn vị mình;
Kiểm tra, đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về kết quả hoạt động được phân công.
(4) Chủ động đề xuất nội dung công việc, cách thức triển khai nội dung công việc, báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo xem xét, quyết định.
(5) Phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo và các đơn vị có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ.
(6) Báo cáo về việc tổ chức triển khai nhiệm vụ được phân công theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Trưởng Ban chỉ đạo.
(7) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?