Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội làm việc theo chế độ nào? Thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội gồm những ai?
- Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội làm việc theo chế độ nào?
- Thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội gồm những ai?
- Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội bao nhiêu tháng họp một lần?
- Chế độ báo cáo của các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội được quy định như thế nào?
Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 07/QĐ-BCĐLNKGVX năm 2015, có quy định về chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo liên ngành như sau:
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo liên ngành
1. Ban Chỉ đạo liên ngành làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Các hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả với các hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia và các Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế về các lĩnh vực khác.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 07/QĐ-BCĐLNKGVX năm 2015, có quy định về thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành như sau:
Thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành
Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo gồm các thành viên sau:
- Trưởng Ban: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia, theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế.
- Phó Trưởng Ban: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Các Ủy viên:
+ Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, kiêm Tổng Thư ký Ban Chỉ đạo liên ngành (sau đây gọi tắt là Tổng Thư ký);
+ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
+ Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, theo quy định trên thì thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội gồm:
- Trưởng Ban: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia
- Phó Trưởng Ban: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Các Ủy viên:
+ Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, kiêm Tổng Thư ký Ban Chỉ đạo liên ngành (sau đây gọi tắt là Tổng Thư ký);
+ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
+ Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội bao nhiêu tháng họp một lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 07/QĐ-BCĐLNKGVX năm 2015, có quy định về các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành như sau:
Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành
1. Ban Chỉ đạo liên ngành họp phiên toàn thể sáu tháng một lần và họp bất thường khi cần thiết theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành. Thành phần dự các cuộc họp có thể được mở rộng trên cơ sở tính chất, nội dung cuộc họp và theo quyết định của Trưởng Ban chỉ đạo hoặc người được ủy quyền chủ trì cuộc họp.
2. Trường hợp bận không tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành, thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành ủy quyền cho một đại diện lãnh đạo cơ quan tham dự và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền đó.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội họp phiên toàn thể sáu tháng một lần và họp bất thường khi cần thiết theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành.
Chế độ báo cáo của các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 07/QĐ-BCĐLNKGVX năm 2015, có quy định về chế độ thông tin và báo cáo như sau:
Chế độ thông tin và báo cáo
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành, có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm thông qua các phiên họp định kỳ của Ban Chỉ đạo liên ngành; báo cáo đột xuất theo yêu cầu hoặc khi có vấn đề phát sinh cần xin ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành trong lĩnh vực được phân công theo dõi.
2. Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo liên ngành có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành trên cơ sở báo cáo của các thành viên; thông báo ý kiến kết luận của Ban Chỉ đạo liên ngành cho các Bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai, thực hiện
Như vậy, theo quy định trên thì các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa xã hội có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm thông qua các phiên họp định kỳ của Ban Chỉ đạo liên ngành; báo cáo đột xuất theo yêu cầu hoặc khi có vấn đề phát sinh cần xin ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành trong lĩnh vực được phân công theo dõi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?