Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
- Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
- Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng gồm những thành phần nào?
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 03/QĐ-BCĐLNCTANQP năm 2015 quy định về nguyên tắc hoạt động và chế độ làm việc như sau:
Nguyên tắc hoạt động và chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo liên ngành làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các thành viên thảo luận, đóng góp ý kiến, Trưởng Ban kết luận, hoặc kết quả thảo luận được báo cáo lên Trưởng Ban kết luận.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành và Bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ đạo liên ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Trường hợp bận không tham dự cuộc họp của Ban chỉ đạo liên ngành, thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành ủy quyền cho một đại diện Lãnh đạo cơ quan tham dự và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền đó.
4. Các hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả với các hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia và các Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về các lĩnh vực khác.
5. Các văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành, Phó Thủ tướng Chính phủ ký được đóng con dấu của Thủ tướng Chính phủ. Các văn bản do Tổng Thư ký, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ký được đóng con dấu của Bộ Ngoại giao.
Như vậy, theo quy định thì Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Các thành viên thảo luận, đóng góp ý kiến, Trưởng Ban kết luận, hoặc kết quả thảo luận được báo cáo lên Trưởng Ban kết luận.
Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng gồm những thành phần nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 03/QĐ-BCĐLNCTANQP năm 2015 quy định về thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành như sau:
Thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành
Ban Chỉ đạo liên ngành bao gồm:
- Trưởng Ban: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia, theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia;
- Các Ủy viên:
+ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Tổng Thư ký Ban Chỉ đạo liên ngành (sau đây gọi tắt là Tổng Thư ký), phụ trách mảng công tác hội nhập quốc tế về chính trị;
+ Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách mảng công tác hội nhập quốc tế về an ninh;
+ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phụ trách mảng công tác hội nhập quốc tế về quốc phòng.
Như vậy, theo quy định thì thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng bao gồm:
(1) Trưởng Ban: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia;
(2) Các Ủy viên:
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Tổng Thư ký Ban Chỉ đạo liên ngành, phụ trách mảng công tác hội nhập quốc tế về chính trị;
- Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách mảng công tác hội nhập quốc tế về an ninh;
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phụ trách mảng công tác hội nhập quốc tế về quốc phòng.
Trưởng ban Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 03/QĐ-BCĐLNCTANQP năm 2015 quy định về Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành như sau:
Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành
Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành; quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo liên ngành;
2. Chỉ đạo toàn diện việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo liên ngành; phân công nhiệm vụ và chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên của Ban Chỉ đạo liên ngành; chỉ đạo sự phối hợp giữa Ban Chỉ đạo liên ngành với các Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực khác;
3. Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành;
4. Quyết định thông qua danh sách thành viên của Ban Chỉ đạo liên ngành;
5. Quyết định việc điều động, trưng tập chuyên gia;
6. Chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành;
7. Chỉ đạo công tác bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý kinh phí của Ban Chỉ đạo liên ngành theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Trưởng ban Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành;
Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo liên ngành;
(2) Chỉ đạo toàn diện việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo liên ngành;
Phân công nhiệm vụ và chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên của Ban Chỉ đạo liên ngành;
Chỉ đạo sự phối hợp giữa Ban Chỉ đạo liên ngành với các Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực khác;
(3) Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành;
(4) Quyết định thông qua danh sách thành viên của Ban Chỉ đạo liên ngành;
(5) Quyết định việc điều động, trưng tập chuyên gia;
(6) Chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành;
(7) Chỉ đạo công tác bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý kinh phí của Ban Chỉ đạo liên ngành theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?