Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam làm việc theo nguyên tắc nào? Ban Chỉ đạo này chịu sự lãnh đạo của ai?
Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1174/QĐ-TTg năm 2009, có quy định về nguyên tắc, chế độ làm việc như sau:
Nguyên tắc, chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, vừa đảm bảo phát huy vai trò tập thể của Ban Chỉ đạo, vừa đề cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên.
2. Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc (mảng công việc, khối công việc, nhóm công việc) được giao cho một cơ quan, đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Các thành viên Ban Chỉ đạo chủ động phối hợp thực hiện những công việc đã được phân công và có liên quan đến các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mà thành viên đó đại diện.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, vừa đảm bảo phát huy vai trò tập thể của Ban Chỉ đạo, vừa đề cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên.
Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam làm việc theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam chịu sự lãnh đạo của ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1174/QĐ-TTg năm 2009, có quy định về mối quan hệ công tác như sau:
Mối quan hệ công tác
1. Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện của Thủ tướng Chính phủ, trực tiếp là đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của đơn vị mình trong giải quyết các công việc được Ban Chỉ đạo phân công.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác theo nhiệm vụ đã được phân công; cử các vụ, đơn vị chuyên môn thuộc Bộ, Ban, ngành mình tham gia các Tiểu ban của Đại hội; bố trí cán bộ giúp theo dõi công việc của mình theo nhiệm vụ được giao.
3. Mối quan hệ giữa Ban Chỉ đạo với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là mối quan hệ phối hợp, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao.
4. Mối quan hệ giữa Ban Chỉ đạo với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể ở Trung ương là mối quan hệ phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam chịu sự lãnh đạo Thủ tướng Chính phủ
Căn vào đâu để Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam quyết định triệu tập họp Ban Chỉ đạo?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1174/QĐ-TTg năm 2009, có quy định về chế độ họp Ban Chỉ đạo như sau:
Chế độ họp Ban Chỉ đạo
1. Căn cứ vào ý kiến đề xuất của Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo hoặc các thành viên, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định triệu tập họp Ban Chỉ đạo.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định nội dung, thành phần, thời gian họp; tùy theo nội dung họp, Trưởng Ban Chỉ đạo có thể yêu cầu lãnh đạo một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham dự.
Trường hợp không tổ chức được cuộc họp của Ban Chỉ đạo nhưng cần lấy ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định việc gửi lấy ý kiến các thành viên về vấn đề đó; các thành viên có trách nhiệm gửi lấy ý kiến tham gia đầy đủ, kịp thời về Ủy ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định.
3. Ủy ban Dân tộc phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị tài liệu, giấy mời họp và gửi đến các thành viên, thời gian chậm nhất là 3 ngày trước ngày họp (trừ trường hợp đặc biệt); dự thảo các thông báo kết quả, kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; sao gửi hoặc ban hành các văn bản có liên quan cần thiết gửi cho các Thành viên và thông báo đến các cơ quan có thành viên và các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì Căn cứ vào ý kiến đề xuất của Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo hoặc các thành viên, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam quyết định triệu tập họp Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?