Bản chất của ý thức là gì? Ví dụ về bản chất của ý thức? Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
Bản chất của ý thức là gì? Ví dụ về bản chất của ý thức?
>> Phân tích kết cấu của ý thức trong phạm trù triết học chi tiết
>> Khả năng và hiện thực triết học là gì? Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực?
Trước triết học Mác, quan niệm duy tâm và tôn giáo coi ý thức là sản phẩm thuần túy của lực lượng siêu nhiên, hoặc là “linh hồn” của con người. Ngược lại quan niệm duy vật coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan của bộ não người, vì thế có nhiều thắc mắc xoay quanh về ý thức như: "Ý thức là gì? Bản chất của ý thức là gì? Ví dụ về bản chất của ý thức? Phân tích nội dung bản chất của ý thức?"
Theo đó, triết học duy vật biện chứng coi ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người, hoặc là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.
Ý thức không phải là vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Ý thức chỉ có ở con người và tồn tại thông qua sự hoạt động của bộ não người. Khác với vật chất là cái tồn tại khách quan, sự tồn tại của ý thức là sự tồn tại chủ quan và có khả năng phản ánh tồn tại khách quan. Ý thức là hoạt động tinh thần của con người có kết cấu phức tạp bao gồm: Tình cảm, ý chí, tư tưởng,...
Bản chất của ý thức là sự phản ánh mang tính tích cực, năng động và tính sáng tạo. Bởi vì, nhận thức của con người là một nhu cầu khách quan, nhu cầu về nghiên cứu và sự giải thích tất cả những gì xảy ra trong hiện thực, về sự nắm bắt và vận dụng các qui luật khách quan. Tính năng động và sáng tạo của ý thức là quá trình cải biến các đối tượng vật chất đã được di chuyển vào bộ não con người, thành cái tinh thần, cái khách thể tinh thần.
Một số ví dụ bản chất của ý thức:
Bản chất của ý thức, theo quan điểm triết học Marx-Lenin, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, thông qua hoạt động thực tiễn và các quá trình nhận thức. Ý thức không phải là thứ tự sinh ra hay tồn tại độc lập mà luôn là sự phản ánh của thế giới vật chất.
Để làm rõ bản chất này, chúng ta có thể xét các ví dụ sau:
(1) Ý thức và lao động
Khi con người đối mặt với thiên nhiên để kiếm sống (như săn bắt, hái lượm), thông qua quá trình này, ý thức về việc chế tạo công cụ dần hình thành. Con người nhận ra rằng cần cải tiến công cụ lao động như đá, gỗ để hiệu quả hơn. Đây là quá trình ý thức phản ánh lại những yêu cầu vật chất từ thực tiễn và tạo ra các phát minh mới.
Khi máy móc công nghiệp ra đời, ý thức con người tiếp tục thay đổi và phản ánh những yêu cầu mới của sản xuất. Các lý thuyết về quản lý, tổ chức lao động, sản xuất tự động hóa là kết quả của quá trình phản ánh và sáng tạo từ thực tiễn công nghiệp hiện đại.
(2) Ý thức về xã hội và đạo đức
Trong các xã hội phong kiến, quan niệm về quyền lực, địa vị và sự phân biệt giai cấp là điều hiển nhiên và được chấp nhận. Tuy nhiên, khi xã hội chuyển sang các hình thái kinh tế khác, đặc biệt là trong thời kỳ tư bản và công nghiệp, ý thức về công bằng xã hội, quyền con người, và đấu tranh giai cấp bắt đầu thay đổi. Đây là minh chứng cho việc ý thức xã hội thay đổi theo các điều kiện vật chất, chính trị và kinh tế của từng thời kỳ.
Ví dụ về sự phát triển ý thức đạo đức: trước đây, các chế độ nô lệ được coi là điều tự nhiên và chấp nhận. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển và ý thức con người về tự do, nhân quyền tiến bộ, việc phản đối và xóa bỏ chế độ nô lệ trở thành điều tất yếu. Điều này cho thấy ý thức đạo đức của con người luôn gắn liền và phát triển cùng với những biến đổi về vật chất và điều kiện xã hội.
(3) Ý thức và khoa học
Trước khi có kính viễn vọng, ý thức con người về vũ trụ rất hạn chế, họ tin rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ (thuyết địa tâm). Nhưng khi khoa học và công nghệ phát triển, công cụ quan sát như kính viễn vọng ra đời, ý thức về vũ trụ thay đổi, dẫn đến thuyết nhật tâm của Copernicus và sự phát triển của thiên văn học hiện đại.
Tóm lại, bản chất của ý thức là sự phản ánh của vật chất và các điều kiện thực tế. Nó không chỉ là sự sao chép thụ động, mà còn có khả năng sáng tạo, thay đổi và tác động ngược lại vật chất, tạo ra động lực phát triển của xã hội.
Thông tin trên giải đáp: " "Ý thức là gì? Bản chất của ý thức là gì? Ví dụ về bản chất của ý thức? Phân tích nội dung bản chất của ý thức?"
*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
>> Quan điểm phát triển là gì? Ví dụ chứng minh quan điểm phát triển trong triết học?
Bản chất của ý thức là gì? Ví dụ về bản chất của ý thức? Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? (Hình từ Internet)
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Lênin cho rằng: Vật chất là thực tại khách quan, nghĩa là tất cả những gì có thuộc tính tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người, độc lập với ý thức của con người. Vật chất tồn tại khách quan là tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện tượng, hệ thống vật chất và mối liên hệ giữa chúng trong một chỉnh thể thống nhất là thế giới vật chất. Xét theo tính hệ thống, thế giới vật chất bao gồm: thế giới vật chất vô cơ, hữu cơ và vật chất dưới dạng xã hội.
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người, hoặc là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Ý thức không phải là vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Cho nên, ý thức chỉ có ở con người và tồn tại thông qua sự hoạt động của bộ não người. Khác với vật chất là cái tồn tại khách quan, sự tồn tại của ý thức là sự tồn tại chủ quan và có khả năng phản ánh tồn tại khách quan.
Xuất phát từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức thì mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được thể hiện ở hai nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất, xuất phát từ quan điểm cho rằng vật chất có trước quyết định ý thức, ý thức, tinh thần là cái có sau, cái phụ thuộc vật chất. Cho nên, toàn bộ hoạt động tinh thần đều là sự phản ánh hiện thực khách quan và bị qui định bởi hoạt động hoạt động vật chất của con người. Trong hoạt động tinh thần của con người nói chung, kể cả ý thức cá nhân hay ý thức xã hội hoặc đường lối chủ trương chính sách của một nhà nước v.v... cũng phải dựa trên cơ sở hiện thực khách quan, thì mới có thể làm cho khả năng khách quan trở thành hiện thực.
Tự thân nó, ý thức tư tưởng của con người không thể thực hiện được sự biến đổi nào trong hiện thực, nếu nó không thông qua các nhân tố vật chất, bởi “chỉ có lực lượng vật chất đánh bại bởi một lực lượng vật chất mà thôi”. Điều này cũng sẽ đúng ngay cả khi ý thức của con người đã phản ánh đúng về hiện thực khách quan.
- Thứ hai, xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là tính thứ hai phụ thuộc vào vật chất và con người có khả năng nhận thức được hiện thực khách quan. Cho nên, sự phản ánh của ý thức về hiện thực khách quan, không phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản mà nó có tính tích cực, năng động và sáng tạo. Cho nên, kết quả của sự phản ánh đúng về hiện thực bao gìơ cũng có ý nghĩa định hướng chung cho hoạt động thực tiễn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động thực tiễn.
Trong những điều kiện khách quan nhất định, ý thức của con người có thể giữ vai trò quyết định đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Điều này có nghĩa là, ý thức, tư tưởng của con người với sự nhạân biết đúng đắn và ý chí của mình, con nguời có thể phát huy được năng lực tối đa của các nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần trong những điều kiện khách quan nhất định. Nhưng xét về quá trình lâu dài thì nhân tố vật chất bao gìơ cũng giữ vai trò quyết định đối với nhân tố tinh thần.
Thông tin trên giải đáp: "Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?"
*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Công dân có nghĩa vụ gì theo Hiến pháp 2013?
Theo Hiến pháp 2013, công dân có những nghĩa vụ cơ bản sau:
- Nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác (Điều 15)
Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
- Nghĩa vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh (Điều 38)
Mọi người có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
- Nghĩa vụ học tập (Điều 39)
Công dân có nghĩa vụ học tập.
- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43):
Mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Theo quy định của Hiến pháp, các tổ chức, các cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 63).
- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44)
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 44)
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 46, 48):
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
- Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47):
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo Quyết định 2469 thế nào?
- Trang phục của lực lượng kiểm tra xe quân sự khi đi làm nhiệm vụ theo Thông tư 71/2024 như thế nào?
- Caption cho người độc thân nhân ngày Lễ Độc thân 11 tháng 11? Lễ Độc thân 11 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ của lao động độc thân?
- Mẫu báo cáo giảng dạy khối lượng kiến thức THPT tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp TP HCM năm 2024?
- Ngày 20 tháng 11 là ngày gì trong lĩnh vực thuế? Có thể nộp hồ sơ khai thuế, tiền thuế vào ngày nghỉ?