Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn?
- Mục đích chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là gì?
- Các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được chất vấn theo nguyên tắc nào?
- Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn?
Mục đích chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy định chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1578/QĐ-TLĐ năm 2016, có quy định về mục đích, yêu cầu như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm, năng lực lãnh đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn, đề cao chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương và từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn; tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn và trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam.
2. Chất vấn của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn và việc trả lời chất vấn của đại diện Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn hoặc của đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn phải được tiến hành trực tiếp, công khai, dân chủ, xây dựng, khách quan, thẳng thắn, bảo đảm đúng nguyên tắc làm việc của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn.
Như vậy, theo quy định trên thì mục đích chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm, năng lực lãnh đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn, đề cao chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương và từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn;
Tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn và trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Hình từ Internet)
Các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được chất vấn theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1578/QĐ-TLĐ năm 2016, có quy định về nguyên tắc chất vấn như sau:
Nguyên tắc chất vấn
1. Việc chất vấn và trả lời chất vấn phải tuân theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch và các quy định của Tổng Liên đoàn bảo đảm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời đề cao trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị.
2. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành có quyền chất vấn hoạt động của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn và chịu trách nhiệm về nội dung chất vấn. Tập thể, cá nhân là đối tượng được chất vấn có trách nhiệm trả lời chất vấn và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời của mình.
3. Không lợi dụng việc chất vấn để gây mất đoàn kết nội bộ hoặc đưa ra những thông tin không có căn cứ, làm mất uy tín của tập thể, cá nhân
Như vậy, theo quy định trên thì các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được chất vấn theo nguyên tắc sau:
- Việc chất vấn và trả lời chất vấn phải tuân theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch và các quy định của Tổng Liên đoàn bảo đảm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời đề cao trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị.
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành có quyền chất vấn hoạt động của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn và chịu trách nhiệm về nội dung chất vấn. Tập thể, cá nhân là đối tượng được chất vấn có trách nhiệm trả lời chất vấn và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời của mình.
- Không lợi dụng việc chất vấn để gây mất đoàn kết nội bộ hoặc đưa ra những thông tin không có căn cứ, làm mất uy tín của tập thể, cá nhân.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn?
Căn cứ tại Điều 10 Quy định chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1578/QĐ-TLĐ năm 2016, có quy định về trách nhiệm của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn như sau:
Trách nhiệm của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn
1. Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch trực tiếp lãnh đạo việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn.
2. Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch giúp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lãnh đạo tổ chức thực hiện chất vấn, trả lời chất vấn và xử lý kết quả chất vấn.
3. Định kỳ hàng năm, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch báo cáo Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về thực hiện chất vấn và việc tiếp thu, xử lý, khắc phục những thiếu sót khuyết điểm, vi phạm của đối tượng được chất vấn (nếu có).
Theo đó, trong việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn thì Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có các trách nhiệm sau:
- Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch trực tiếp lãnh đạo việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn.
- Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch giúp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lãnh đạo tổ chức thực hiện chất vấn, trả lời chất vấn và xử lý kết quả chất vấn.
- Định kỳ hàng năm, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch báo cáo Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về thực hiện chất vấn và việc tiếp thu, xử lý, khắc phục những thiếu sót khuyết điểm, vi phạm của đối tượng được chất vấn (nếu có).
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/LBP/0511/89.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/VMK/so-luong-ban-chap-hanh-tong-lien-doan-lao-dong-viet-nam.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NDBT/doi-ten-tong-lien-doan-lao-dong-vn.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTY/chat-luong-bua-an-ca-cua-nld.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTMH/13072024/phong-trao-thi-dua-phat-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NDBT/bau-bao-nhieu-dong-chi-tham-gia-doan-chu-tich-tong-lien-doan-lao-dong-vn.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PPH/kien-nghi-cua-tong-lien-doan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/DOAH-NGHIEP-13.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PPH/nhiem-vu-trung-tam.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTY/tong-lien-doan-lao-dong-viet-nam-khoa-13.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTY/tong-lien-doan-lao-dong-viet-nam-khoa-13.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Quyết định 3278 như thế nào?
- Thủ tục đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư theo Quyết định 891 của Bộ Xây dựng thực hiện ở cấp tỉnh như thế nào?
- Các cơ quan lãnh đạo hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo Nghị định 126 được quy định như thế nào?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động ra sao?
- Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương mới nhất? Giá dịch vụ khám chữa bệnh Bệnh viện Mắt Trung ương gồm những gì?