Ban Chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có những nhiệm vụ nào? Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành là gì?
Ban Chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là cơ quan thế nào?
Theo khoản 1 Điều 14 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 quy định về Ban Chấp hành Hội như sau:
Ban Chấp hành Hội
1. Ban Chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội do Đại hội bầu trong số các hội viên chính thức của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
...
Theo quy định trên, Ban Chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội do Đại hội bầu trong số các hội viên chính thức của Hội.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban Chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành Hội như sau:
Ban Chấp hành Hội
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội và Hội nghị toàn thể hàng năm của Hội;
c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; quy chế khen thưởng, kỷ luật; quy định về tiêu chuẩn hội viên, thủ tục, thẩm quyền, kết nạp hội viên, ra khỏi Hội, chấm dứt tư cách hội viên; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung, thay thế ủy viên Ban Chấp hành. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 20% (hai mươi) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
...
Theo đó, Ban Chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội.
Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 về nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành Hội như sau:
Ban Chấp hành Hội
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Chấp hành họp thường kỳ mỗi năm một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.
c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp cần thiết lấy biểu quyết của Ban Chấp hành mà chưa đến thời hạn họp Ban Chấp hành theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này thì Ban Thường vụ Hội lấy biểu quyết bằng văn bản và quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Chấp hành biểu quyết tán thành. Riêng việc bầu cử các chức danh lãnh đạo Hội phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên có mặt biểu quyết tán thành.
Như vậy, Ban Chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam hoạt động dựa trên những nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 14 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?