Bản câu hỏi điều tra về việc chống trợ cấp hàng hóa được gửi cho những ai theo quy định pháp luật?
Cơ quan điều tra phản hồi hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp như sau:
Tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu), Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu. Nếu Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu để bổ sung.
2. Thời hạn để bổ sung Hồ sơ yêu cầu do Cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Như vậy, cơ quan điều tra phản hồi (thông báo về tính đầy đủ, hợp lệ) của hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu để bổ sung.
Lưu ý: Thời hạn để bổ sung Hồ sơ yêu cầu do Cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Bản câu hỏi điều tra về việc chống trợ cấp hàng hóa được gửi cho những ai theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Bản câu hỏi điều tra về việc chống trợ cấp hàng hóa được gửi cho những ai?
Bản câu hỏi điều tra được quy định tại Điều 35 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:
Bản câu hỏi điều tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan, bao gồm:
a) Các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước;
b) Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vào Việt Nam mà Cơ quan điều tra biết;
c) Đại diện tại Việt Nam của chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp;
d) Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp;
đ) Các bên có liên quan khác.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra, các bên liên quan phải trả lời đầy đủ bản câu hỏi điều tra bằng văn bản. Trong trường hợp cần thiết hoặc các bên liên quan có văn bản đề nghị xin gia hạn với lý do hợp lý, Cơ quan điều tra có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
3. Bản câu hỏi điều tra được coi là nhận được sau 07 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra gửi đi. Ngày gửi được xác định căn cứ theo dấu của bưu điện.
Theo đó, bản câu hỏi điều tra khi cơ quan điều tra tiến hành điều tra về việc chống trợ cấp hàng hóa được gửi cho những đối tượng sau đây:
- Các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước;
- Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vào Việt Nam mà Cơ quan điều tra biết;
- Đại diện tại Việt Nam của chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp;
- Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp;
- Các bên có liên quan khác.
Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 86 Luật Quản lý ngoại thương 2017, biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 84 và Điều 85 Luật Quản lý ngoại thương 2017 và mức trợ cấp được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Quản lý ngoại thương 2017;
- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
- Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản 1 Điều 86 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Lưu ý:
- Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
- Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?