Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc nào? Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ do ai thành lập?
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế hoạt động của ban biên tập cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2819/QĐ-TTCP năm 2012, có quy định về nguyên tắc hoạt động của Ban Biên tập như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ban Biên tập
1. Ban Biên tập hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách và quyết định các vấn đề theo đa số, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên.
2. Ban Biên tập hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, trong phạm vi quyền hạn.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Biên tập hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách và quyết định các vấn đề theo đa số, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên.
Ban Biên tập hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, trong phạm vi quyền hạn
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ do ai thành lập?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế hoạt động của Ban Biên tập cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2819/QĐ-TTCP năm 2012, có quy định về ban biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ như sau:
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ (gọi tắt là Ban Biên tập) do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập để thực hiện chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ tổ chức biên tập và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ.
Thành viên Ban Biên tập là đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về hoạt động đối nội, đối ngoại của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra. Giám đốc Trung tâm Thông tin là Trưởng ban.
- Như vậy, theo quy định trên thì Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập để thực hiện chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ tổ chức biên tập và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ.
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ do ai thành lập?
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế hoạt động của ban biên tập cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2819/QĐ-TTCP năm 2012, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Biên tập như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Biên tập
1. Tổ chức việc thu thập, biên tập, rà soát, xử lý thông tin; đảm bảo cập nhật kịp thời, chính xác thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra trên Cổng thông tin điện tử.
2. Định hướng nội dung thông tin của Cổng thông tin điện tử.
3. Phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung tin, bài được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.
4. Nghiên cứu, đề xuất với Tổng Thanh tra Chính phủ về các biện pháp nâng cao chất lượng thông tin trên Cổng thông tin điện tử.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật và của Thanh tra Chính phủ.
6. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên để cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các đơn vị trong ngành thanh tra.
7. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Biên tập và tình hình hoạt động của Cổng thông tin điện tử.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức việc thu thập, biên tập, rà soát, xử lý thông tin; đảm bảo cập nhật kịp thời, chính xác thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra trên Cổng thông tin điện tử.
- Định hướng nội dung thông tin của Cổng thông tin điện tử.
- Phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung tin, bài được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.
- Nghiên cứu, đề xuất với Tổng Thanh tra Chính phủ về các biện pháp nâng cao chất lượng thông tin trên Cổng thông tin điện tử.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật và của Thanh tra Chính phủ.
- Tổ chức mạng lưới cộng tác viên để cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các đơn vị trong ngành thanh tra.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Biên tập và tình hình hoạt động của Cổng thông tin điện tử.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng lập đúng không? Nội dung nhiệm vụ khảo sát xây dựng?
- Mẫu số 03 Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo Nghị định 175?
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo nghị định 175 như thế nào? Đánh giá dự án đầu tư xây dựng?
- Chỉ dẫn kỹ thuật lập riêng với công trình xây dựng nào? Chỉ dẫn kỹ thuật là nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở?
- Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có trách nhiệm như thế nào?