Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Hải quan do cơ quan nào có thẩm quyền thành lập? Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Hải quan gồm những thành viên nào?
Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Hải quan do cơ quan nào có thẩm quyền thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan và Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3483/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định như sau:
Ban Biên tập Cổng TTĐT Hải quan
1. Ban Biên tập được Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan thành lập để giúp Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan trong việc tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật thông tin và tổ chức cung cấp dịch vụ công trên Cổng TTĐT Hải quan.
...
Theo đó, Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Hải quan được Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan thành lập để giúp Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan trong việc tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật thông tin và tổ chức cung cấp dịch vụ công trên Cổng Thông tin điện tử Hải quan.
Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Hải quan (Hình từ Internet)
Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Hải quan gồm những thành viên nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan và Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3483/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định như sau:
Ban Biên tập Cổng TTĐT Hải quan
...
2. Ban Biên tập gồm có Trưởng Ban là Phó Tổng cục trưởng phụ trách Cục CNTT & Thống kê hải quan, Phó Trưởng Ban là Cục trưởng Cục CNTT & Thống kê hải quan và các thành viên Ban Biên tập.
Như vậy, Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Hải quan gồm có Trưởng Ban là Phó Tổng cục trưởng phụ trách Cục CNTT & Thống kê hải quan, Phó Trưởng Ban là Cục trưởng Cục CNTT & Thống kê hải quan và các thành viên Ban Biên tập.
Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Hải quan được thực hiện các nhiệm vụ khác do ai có thẩm quyền giao?
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Quy chế hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan và Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3483/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Biên tập
1. Điều phối các hoạt động để duy trì, đảm bảo các hoạt động thường xuyên, liên tục và an ninh, an toàn của Cổng TTĐT Hải quan.
2. Tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, phân loại và chuẩn bị các nội dung thông tin đưa lên Cổng TTĐT Hải quan; tổ chức triển khai, cung cấp, quản lý các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTĐT Hải quan; tổ chức trả lời câu hỏi, giải đáp vướng mắc của bạn đọc thông qua Cổng TTĐT Hải quan; chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về chất lượng, nội dung và định hướng thông tin của Cổng TTĐT Hải quan.
3. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên để cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các đơn vị trong ngành Hải quan.
4. Định kỳ báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về tình hình hoạt động của Ban Biên tập.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Tổng cục giao.
Đối chiếu quy định trên, Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Hải quan có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
- Điều phối các hoạt động để duy trì, đảm bảo các hoạt động thường xuyên, liên tục và an ninh, an toàn của Cổng TTĐT Hải quan.
- Tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, phân loại và chuẩn bị các nội dung thông tin đưa lên Cổng TTĐT Hải quan; tổ chức triển khai, cung cấp, quản lý các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTĐT Hải quan; tổ chức trả lời câu hỏi, giải đáp vướng mắc của bạn đọc thông qua Cổng TTĐT Hải quan; chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về chất lượng, nội dung và định hướng thông tin của Cổng TTĐT Hải quan.
- Tổ chức mạng lưới cộng tác viên để cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các đơn vị trong ngành Hải quan.
- Định kỳ báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về tình hình hoạt động của Ban Biên tập.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Tổng cục giao.
Do đó, Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Hải quan được thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Tổng cục giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cước hành lý khi đi máy bay có phải là công tác phí không? Người đi công tác được thanh toán chi phí cước hành lý trong trường hợp nào?
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?