Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ai thành lập? Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền ban hành những văn bản nào?
Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ai thành lập?
Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ai thành lập? (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 17.
1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng : chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.
Theo đó, căn cứ quy định nêu trên thì Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.
Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng, bao gồm:
- Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương;
- Chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.
Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền ban hành những văn bản nào?
Theo khoản 4 Điều 6 Mục II Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định như sau:
III- THẨM QUYẾT BAN HÀNH VĂN BẢN
Điều 6. Các cơ quan lãnh đạo đảng cấp Trung ương
[...]
4- Ban Bí thư ban hành:
- Quyết định.
- Chỉ thị.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông tri
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
Theo đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền ban hành những văn bản được quy định nêu trên.
Văn bản của Đảng do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành cần đảm bảo các thành phần thể thức nào?
Theo Điều 15 Mục II Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định như sau:
Các thành phần thể thức bắt buộc
Mỗi văn bản chính thức của Đảng bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:
1- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.
2- Tên cơ quan ban hành văn bản.
3- Số và ký hiệu văn bản.
4- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.
5- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.
6- Phần nội dung văn bản.
7- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
8- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
9- Nơi nhận văn bản.
Theo đó, mỗi văn bản chính thức của Đảng do Ban Bí thư Trung ương ban hành bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:
- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.
- Tên cơ quan ban hành văn bản.
- Số và ký hiệu văn bản.
- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.
- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.
- Phần nội dung văn bản.
- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Nơi nhận văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?