Bác sĩ người nước ngoài khi thực hiện công tác khám, chữa bệnh tại Việt Nam có bắt buộc biết tiếng Việt Không?
- Bác sĩ người nước ngoài khi thực hiện công tác khám, chữa bệnh tại Việt Nam có bắt buộc biết tiếng Việt Không?
- Tiêu chí để bác sĩ người nước ngoài hoạt động khám, chữa bệnh tại Việt Nam được công nhận biết Tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh là gì?
- Các cơ sở giáo dục nào đủ điều kiện để kiểm tra để công nhận bác sĩ người nước ngoài biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh?
Bác sĩ người nước ngoài khi thực hiện công tác khám, chữa bệnh tại Việt Nam có bắt buộc biết tiếng Việt Không?
Căn cứ quy định tại Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
Điều 23. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.
2. Việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt; trường hợp người hành nghề không biết tiếng Việt thành thạo thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký sử dụng và người phiên dịch phải dịch sang tiếng Việt.
3. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam được xác định là biết tiếng Việt thành thạo và người được xác định là đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở đào tạo chuyên ngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chí để công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người phiên dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
Chiếu theo quy định trên thì bác sĩ người nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam thì có thể không biết tiếng Việt thành tạo, tuy nhiên trường hợp này phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.
Bác sĩ người nước ngoài khi thực hiện công tác khám, chữa bệnh tại Việt Nam có bắt buộc biết tiếng Việt Không?
Tiêu chí để bác sĩ người nước ngoài hoạt động khám, chữa bệnh tại Việt Nam được công nhận biết Tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì bác sĩ người nước ngoài muốn được công nhận biết Tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Công nhận biết tiếng Việt thành thạo khi được cơ sở giáo dục theo quy định kiểm tra và công nhận.
- Trường hợp người hành nghề đăng ký ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở giáo dục theo quy định kiểm tra để công nhận người hành nghề thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh.
Trừ các trường hợp sau:
+ Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh. Được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.
+ Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh. Được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.
+ Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành tiếng Việt hoặc ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
Các cơ sở giáo dục nào đủ điều kiện để kiểm tra để công nhận bác sĩ người nước ngoài biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định các cơ sở giáo dục đủ điều kiện như sau:
Điều 19. Điều kiện đối với cơ sở giáo dục được kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
Cơ sở giáo dục được kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là trường đại học chuyên ngành y của Việt Nam.
2. Có khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ của một trong các ngôn ngữ sau đây: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
3. Có ngân hàng đề thi để kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?