Bác sĩ làm chết bệnh nhân có đi tù hay không? Bác sĩ từ chối khám chữa bệnh có được không?
Bác sĩ làm chết bệnh nhân có đi tù hay không?
Hành vi bác sĩ làm chết bệnh nhân trong quá trình chữa trị có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu quả chết người xảy ra do những vi phạm về chuyên môn kỹ thuật, vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế, vi phạm quy tắc nghề nghiệp.
- Về xử phạt hành chính:
Căn cứ Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, tùy theo hành vi cụ thể có sai phạm những gì.
Đối với tổ chức mức phạt là gấp đôi đối với cá nhân, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
- Về trách nhiệm hình sự, căn cứ vào các cấu thành của tội danh, bác sĩ làm chết bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự các tội danh sau:
+ Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính - Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015.
+ Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế - Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015.
+ Tội giết người - Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
+ Tội vô ý làm chết người - Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.
Ngoài ra, người này có thể chịu trách nhiệm bồi thường dân sự theo Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Bác sĩ làm chết bệnh nhân có đi tù hay không? Bác sĩ từ chối khám chữa bệnh có được không? (Hình từ Internet)
Cấu thành của tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác?
Cấu thành của tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác là:
- Khách thể của tội phạm: Xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.
- Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Như là khám bệnh, chữa bệnh như hành nghề mà không có giấy phép, trái với khả năng chuyên môn, pha chế thuốc không đúng công thức, liều lượng, cấp thuốc không có đơn chỉ dẫn của bác sỹ hoặc thực hiện những công việc trái với quy tắc nghề nghiệp…
+ Hậu quả: Làm chết người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (một hoặc hai người trở lên) với tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 61% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.
- Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi vô ý (có thể là lỗi vô ý do quá tự tin hoặc lỗi vô ý do cẩu thả)
- Chủ thể của tội phạm: Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Bác sĩ từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân có được không?
Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009:
Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
Như vậy, bác sĩ được quyền từ chối chữa bệnh cho bệnh nhân, nhưng chỉ trong các trường hợp nêu trên.
Trường hợp từ chối khám, chữa bệnh mà không thuộc các trường hợp này thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, căn cứ điểm g khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Còn đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi, căn cứ khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?