Bác sĩ đa khoa thực hành khám chữa bệnh tại bệnh viện phụ sản thành phố nhưng sở y tế chỉ cấp chứng chỉ hành nghề đa khoa là đúng hay sai?

Tôi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa năm 2018, làm hợp đồng thực hành khám chữa bệnh 18 tháng tại bệnh viện phụ sản ở TPHCM, được cấp giấy xác nhận quá trình thực hành chuyên khoa phụ sản. Tôi làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề tại Sở Y tế tỉnh Quảng Trị (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú) nhưng Sở chỉ chấp thuận cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa, không cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh chuyên khoa phụ sản. Xin hỏi, như vậy có đúng không?

Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ đa khoa gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ đa khoa như sau:

1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:
a) Văn bằng chuyên môn y;
b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;
c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
d) Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.
3. Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định này cấp.
5. Phiếu lý lịch tư pháp.
6. Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
7. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.

Bác sĩ đa khoa

Bác sĩ đa khoa

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ đa khoa được thực hiện như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì:

1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi ngay cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ gửi theo đường bưu điện thì trong thời hạn 02 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề;
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.
3. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
4. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
c) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện thủ tục theo quy định tại các khoản 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều này. Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục hướng dẫn người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoàn thiện hồ sơ.
d) Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu nhưng người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.

Bác sĩ đa khoa thực hành khám chữa bệnh tại bệnh viện phụ sản thành phố nhưng sở y tế chỉ cấp chứng chỉ hành nghề đa khoa là đúng hay sai?

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 21/2020/TT-BYT quy định như sau:

- Trường hợp bác sĩ y khoa đang thực hành khám bệnh, chữa bệnh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.

- Trường hợp bác sĩ đa khoa muốn cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là: khám bệnh, chữa bệnh nội khoa hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa ngoại hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa sản phụ khoa hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nhi thì đăng ký thực hành tương ứng theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi với thời gian là 18 tháng theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Và theo quy định tại Điều 15 Thông tư 41/2011/TT-BYT quy định nguyên tắc đăng ký thực hành như sau:

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.

Trường hợp là y sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 12 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 06 tháng liên tục.

Theo đó, bác sĩ đa khoa thực hành khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 15 tháng 01 năm 2021 thì bác sĩ đa khoa phải đăng ký thực hành phù hợp với chuyên môn đào tạo nên sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ đa khoa. Còn sau ngày 15/01/2021 bác sĩ đa khoa muốn cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ phụ sản thì được phép đăng ký thực hành chuyên khoa sản 18 tháng. Do đó, trường hợp của anh để xác định sở y tế đúng hay sai thì căn cứ vào thời gian đăng ký thực hành khám bệnh, chữa bệnh.

Bác sĩ đa khoa
Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Chứng chỉ hành nghề bác sĩ
Phòng khám phụ sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội chẩn là gì? Việc hội chẩn được thực hiện trong trường hợp nào? Sử dụng thuốc trong điều trị khám bệnh chữa bệnh?
Pháp luật
Tải về Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư 23 mới nhất? Tải về file word?
Pháp luật
Chăm sóc người bệnh cấp 1 được quy định như thế nào? Phân cấp chăm sóc người bệnh dựa trên cơ sở gì?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần phải đáp ứng các điều kiện chung như thế nào để được cấp Giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Cách xác định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo phương pháp chi phí áp dụng từ ngày 17 10 2024?
Pháp luật
Phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh từ 17 10 2024 theo Thông tư 21 2024 TT-BYT như thế nào?
Pháp luật
Đã có Thông tư 21 2024 TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh đúng không?
Pháp luật
Mẫu giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức 01/BV2 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT?
Pháp luật
Người nhà bệnh nhân chửi bới, đánh đập bác sĩ và nhân viên y tế thì có có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh có tính thời gian cơ sở khám chữa bệnh trong quân đội tạm ngừng kinh doanh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bác sĩ đa khoa
3,071 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào