Bác sĩ đa khoa học 6 năm và thực hành 18 tháng tại khoa xét nghiệm của bệnh viện xong có được ký kết quả xét nghiệm không?
Có các mô hình nào được thực hiện hoạt động xét nghiệm ngoài khoa xét nghiệm không?
Theo Điều 3 Thông tư 49/2018/TT-BYT quy định về các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động xét nghiệm như sau:
Điều 3. Các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động xét nghiệm
1. Khoa xét nghiệm riêng cho từng loại xét nghiệm.
2. Khoa, trung tâm xét nghiệm cho nhiều loại xét nghiệm.
3. Khoa xét nghiệm kết hợp với các chuyên khoa cận lâm sàng khác.
4. Phòng xét nghiệm độc lập được cấp phép hoạt động theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Xét nghiệm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn, phòng khám và các hình thức tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động xét nghiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này gọi chung là khoa xét nghiệm.
Chiếu theo quy định trên thì ngoài các khoa xét nghiệm thì, trạm y tế xã, phường, thị trấn, phòng khám cũng được thực hiện hoạt động xét nghệm.
Bác sĩ đa khoa học 6 năm và thực hành 18 tháng tại khoa xét nghiệm của bệnh viện xong có được ký kết quả xét nghiệm không?
Bác sĩ đa khoa học 6 năm và thực hành 18 tháng tại khoa xét nghiệm của bệnh viện xong có được kí kết quả xét nghiệm không?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 11 Thông tư 49/2018/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của trưởng khoa xét nghiệm như sau:
Điều 11. Nhiệm vụ của trưởng khoa xét nghiệm
...
11. Trực tiếp ký kết quả xét nghiệm hoặc phân công bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm, kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học trở lên ký kết quả xét nghiệm theo quy định.
...
Theo quy định trên thì ngoài trưởng khoa xét nghiệm thì chỉ có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm, kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học trở lên được ký khi được trưởng khoa xét nghiệm phân công.
Do đó, trong trường hợp bác sĩ đa khoa học 6 năm và đã thực hành 18 tháng tại khoa xét nghiệm của bệnh viện không được ký kết quả xét nghiệm.
Quy trình thực hiện xét nghiệm tại khoa xét nghiệm được quy định theo pháp luật như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 49/2018/TT-BYT quy định quy trình thực hiện xét nghiệm như sau:
Bước 1: Lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm
- Việc lấy mẫu bệnh phẩm, tiếp nhận mẫu bệnh phẩm của người bệnh phải căn cứ vào phiếu yêu cầu xét nghiệm có đủ các mục theo mẫu hồ sơ bệnh án, có chữ ký của bác sỹ chỉ định.
- Việc lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm được thực hiện tại các khoa lâm sàng, khoa khám bệnh, khoa xét nghiệm hoặc lấy mẫu bệnh phẩm tại nơi cư trú của người bệnh. Trường hợp người bệnh đang cấp cứu, chăm sóc cấp 1 hoặc theo chỉ định của bác sỹ thì thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm tại giường bệnh.
- Điều dưỡng, kỹ thuật viên thực hiện việc lấy, tiếp nhận mẫu bệnh phẩm trừ một số xét nghiệm đặc biệt yêu cầu chuyên môn thì do bác sĩ thực hiện việc lấy mẫu.
- Trang thiết bị y tế phục vụ việc lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm phải có đầy đủ, đúng quy cách, theo hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm của khoa xét nghiệm.
- Quản lý việc chuẩn bị dụng cụ, phối hợp với các khoa khám bệnh và khoa lâm sàng để kiểm tra, giám sát việc lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Phân công người tiếp nhận, kiểm tra mẫu bệnh phẩm đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, bảo quản, thời gian, điều kiện vận chuyển và lưu trữ mẫu bệnh phẩm.
Bước 2: Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm
- Bác sỹ, kỹ thuật viên tiến hành xét nghiệm theo nội dung tại phiếu yêu cầu xét nghiệm và tuân thủ quy trình kỹ thuật, quản lý chất lượng, ưu tiên thực hiện trước các xét nghiệm cấp cứu, chăm sóc cấp 1.
- Quy trình, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm phải được lãnh đạo bệnh viện phê duyệt và có sẵn ở nơi làm việc.
Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm
- Kiểm tra kết quả xét nghiệm và ký trước khi trả kết quả xét nghiệm cho người bệnh. Trường hợp kiểm tra kết quả phát hiện sai sót hoặc có nghi ngờ phải đối chiếu với khoa lâm sàng, khi cần thiết phải thực hiện xét nghiệm lại.
- Khoa xét nghiệm trả kết quả xét nghiệm với thông tin ghi rõ ràng, đúng thời gian theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 4: Lưu hồ sơ và xử lý bệnh phẩm sau xét nghiệm
- Hồ sơ xét nghiệm phải được lưu trữ đầy đủ các thông tin: tên xét nghiệm, tên người lấy mẫu bệnh phẩm, loại mẫu bệnh phẩm, thời gian lấy, tiếp nhận mẫu bệnh phẩm, phương pháp xét nghiệm, kết quả mẫu kiểm tra chất lượng (nếu có), số lô và hạn sử dụng thuốc thử chính, tên người thực hiện xét nghiệm, kết quả, kết luận xét nghiệm, người ký kết quả xét nghiệm.
- Lưu mẫu bệnh phẩm theo yêu cầu đối với các loại xét nghiệm, bệnh phẩm còn lại sau xét nghiệm chỉ được hủy khi kết quả xét nghiệm đã được ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?