Bác sĩ có được quyền từ chối tiêm thuốc bệnh nhân tự đem tới không? Khi nào bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân?

Một bệnh nhân mua thuốc theo đơn bác sĩ và đến nhờ bệnh viện tiêm thuốc, bác sĩ tại bệnh viện đó không tiêm thì có được không ạ? Và có trường hợp nào bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân không? Mong được ban tư vấn giải đáp. Xin cảm ơn!

Nghĩa vụ của bác sĩ đối với người bệnh?

Căn cứ vào Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, quy định về nghĩa vụ đối với người bệnh, cụ thể như sau:

"Điều 35. Nghĩa vụ đối với người bệnh
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này.
2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này.
4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
5. Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật."

Bác sĩ có được quyền từ chối tiêm thuốc bệnh nhân tự đem tới không?

Trong trường hợp của bạn, khoản 3 Điều 3, khoản 2 Điều 15 và Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật"

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, quy định về nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh:

"Điều 15. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này."

Ngoài ra, tại Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, quy định về quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:

"Điều 32. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp."

Theo quy định trên, bác sĩ có quyền được từ chối việc tiêm thuốc cho bệnh nhân nếu việc tiêm thuốc này không đúng với quy định chuyên môn kỹ thuật và bệnh nhân có nghĩa vụ phải chấp hành theo chỉ định này của bác sĩ. Hơn nữa trường hợp này, bác sĩ có thể lấy lý do về trách nhiệm để từ chối tiêm thuốc do người khác kê đơn. Vì vậy, để đảm bảo bạn có thể liên hệ đến bác sĩ đã kê đơn cho mình để thực hiện việc tiêm nhé.

Từ chối khám chữa bệnh

Từ chối khám chữa bệnh

Các hành vi bị cấm trong hoạt động khám, chữa bệnh?

Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, quy định về các hành vi bị cấm, cụ thể như sau:

- Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh

- Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.

- Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.

- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.

- Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.

- Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.

- Sử dụng hình thức mê tính trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.

- Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.

- Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề.

- Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.

- Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.

- Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.

Bệnh nhân
Bác sĩ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để trở thành bác sĩ gây mê hồi sức thì phải được đào tạo về chuyên khoa gây mê hồi sức trong bao lâu?
Pháp luật
Bác sĩ làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có phải tập sự không? Nếu có thì thời gian tập sự của bác sĩ là bao lâu?
Pháp luật
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Bác sĩ chính hạng III lên Bác sĩ chính hạng II đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ được quy định như thế nào? Ai là người có đủ thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ?
Pháp luật
Bác sĩ có quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào? Bác sĩ có những quyền gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bác sĩ làm việc tại khoa tim mạch thuộc bệnh viện thành phố câu kết với một số điều dưỡng, y tá tiến hành nhập thuốc để tại phòng làm việc riêng của mình để bán cho bệnh nhân bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Bác sĩ được hưởng các loại phụ cấp nào sau cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27/NQ-TW 2018?
Pháp luật
Tiền lương của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng là bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng?
Pháp luật
Khối lượng kiến thức, thời gian, cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng năm 2022?
Pháp luật
Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh nhân
3,242 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nhân Bác sĩ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào