Bác sĩ chuyên khoa làm việc tại khoa khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao phải là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên?
- Bác sĩ chuyên khoa làm việc tại các khoa khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao phải là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên?
- Chế độ điều trị bệnh, nghĩ dưỡng sức, điều dưỡng kết hợp với điều trị bệnh lý của cán bộ cấp cao được quy định thế nào?
- Cán bộ cấp cao được chăm sóc sức khỏe gồm những ai?
Bác sĩ chuyên khoa làm việc tại các khoa khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao phải là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 có quy định như sau:
IV- TIÊU CHUẨN VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, NHÂN VIÊN Y TẾ LÀM CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CÁN BỘ
1- Tiêu chuẩn
1.1- Có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể:
- Bác sĩ làm việc tại các Khoa A11, Nội A, Nội A1 của các bệnh viện được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cán bộ, các phòng bảo vệ sức khoẻ Trung ương là bác sĩ đa khoa, có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên thuộc một trong các chuyên khoa thuộc chuyên ngành nội khoa hoặc hồi sức cấp cứu.
- Bác sĩ chuyên khoa làm việc tại các khoa, phòng chuyên khoa được phân công khám, chữa bệnh hoặc thực hiện các kỹ thuật y tế phục vụ cán bộ cấp cao là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên.
- Nhân viên y tế làm việc tại các khoa cận lâm sàng, thăm dò chức năng... được phân công thực hiện các kỹ thuật y tế phục vụ cán bộ cấp cao là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên hoặc cử nhân đúng chuyên ngành có trình độ đại học trở lên.
1.2- Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
...
Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối với bác sĩ chuyên khoa làm việc tại các khoa, phòng chuyên khoa được phân công khám, chữa bệnh hoặc thực hiện các kỹ thuật y tế phục vụ cán bộ cấp cao là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên.
Như vậy, bác sĩ chuyên khoa làm việc tại các khoa khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao phải là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên.
Đồng thời, bác sĩ phải có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Bác sĩ chuyên khoa làm việc tại các khoa khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao phải là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên? (Hình từ Internet).
Chế độ điều trị bệnh, nghĩ dưỡng sức, điều dưỡng kết hợp với điều trị bệnh lý của cán bộ cấp cao được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 thì chế độ điều trị bệnh, nghĩ dưỡng sức, điều dưỡng kết hợp với điều trị bệnh lý của cán bộ cấp cao như sau:
(1) Cán bộ cấp cao có bệnh lý cần Điều trị, phải tuân thủ các quy định chuyên môn và hướng dẫn của bệnh viện và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương.
(2) Hằng năm, cán bộ cấp cao thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức theo kế hoạch của Văn phòng Trung ương Đảng.
(3) Cán bộ cấp cao bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo thực hiện chế độ Điều dưỡng kết hợp với Điều trị bệnh lý theo kế hoạch của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương.
(4) Cán bộ lãnh đạo cấp cao cần thực hiện tốt một số chế độ sau:
- Chế độ ăn, uống khoa học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế uống rượu, bia; đặc biệt không dùng thực phẩm, rượu, bia không rõ nguồn gốc.
- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, có thời gian tập luyện thể dục, thể thao, an dưỡng, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ.
- Chỉ dùng thuốc, các sản phẩm thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng khi có chỉ định, tư vấn của bệnh viện và Hội đồng Chuyên môn.
(5) Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương đầu tư trang thiết bị luyện tập cá nhân và hướng dẫn tập luyện chăm sóc sức khoẻ cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở nhà hoặc ở cơ quan.
Cán bộ cấp cao được chăm sóc sức khỏe gồm những ai?
Theo đó, các đối tượng cán bộ cấp cao được chăm sóc sức khỏe bao gồm các đồng chí đương chức và nguyên chức là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Quy định 121-QĐ/TW năm 2018. Cụ thể bao gồm:
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
- Ủy viên Bộ Chính trị.
- Bí thư Trung ương Đảng.
- Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại tướng lực lượng vũ trang.
- Ủy viên Trung ương Đảng, trưởng các ban đảng, trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội, bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các chức vụ tương đương; thượng tướng lực lượng vũ trang.
- Phó trưởng ban đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, thứ trưởng, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chức vụ tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?