Bà nội có thể tặng cho bất động sản cho cháu của mình khi còn là thai nhi hay không? Trường hợp nếu thai nhi được nhận tài sản là bất động sản từ việc tặng cho thì việc quản lý bất động sản đó thực hiện như thế nào?
Bà nội có thể tặng cho bất động sản cho cháu của mình khi còn là thai nhi hay không?
Hiện tại, pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề tặng cho tài sản cho thai nhi, tuy nhiên việc tặng cho phải được đảm bảo rằng người nhận tặng cho là thai nhi đó được sinh ra phải còn sống.
Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho bất động sản như sau:
“Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
Căn cứ quy định pháp luật nêu trên thì có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể về quyền của thai nhi được nhận tài sản tặng cho là bất động sản. Tuy nhiên pháp luật cũng không hề cấm việc tặng cho tài sản đối với thai nhi.
Ngoài ra tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:
"Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản."
Theo đó, nếu người bà nay lập di chúc để lại tài sản cho thai nhi trong bụng con dâu của mình thi thai nhi này vẫn có quyền hưởng tài sản thừa kế theo di chúc do người lập di chúc có thể chỉ định người thừa kế của mình.
Tặng cho bất động sản
Trường hợp nếu thai nhi được nhận tài sản là bất động sản từ việc tặng cho thì việc quản lý bất động sản đó thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
"Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."
Nếu thai nhi sinh ra còn sống thì sẽ được hưởng quyền lợi của người chưa thành niên, theo đó các giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện
Ai có thể trở thành người đại diện pháp luật của cá nhân chưa thành niên?
Căn cứ theo Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:
"Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự."
Từ quy định pháp luật nêu trên thì nếu thai nhi, được sinh ra và được bà của mình tặng cho tài sản là bất động sản thì cha, mẹ của thai nhi sẽ là người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên. Như vậy, việc bà A tặng cho tài sản là căn nhà cho cháu của bà trong trường hợp này thì cha, mẹ của cháu sẽ là người đại diện theo pháp luật của cháu sẽ nhận tặng cho đối với tài sản này với điều kiện thai nhi được sinh ra phải còn sống.
Thời hạn đại diện sẽ được căn cứ theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 140. Thời hạn đại diện
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan."
Như vậy, cha mẹ của thai nhi sẽ trở thành người đại diện và quản lý tài sản bất động sản khi được sinh ra và được bà tặng cho, tới khi đã thành niên và được quyền sở hữu tài sản theo quy định của nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?