Bà mẹ Việt Nam anh hùng mất thì có được trợ cấp mai táng phí hay không? Hồ sơ, thủ tục nhận trợ cấp mai táng phí được pháp luật quy định như thế nào?
Bà mẹ Việt Nam anh hùng mất thì có được trợ cấp mai táng phí hay không?
Căn cứ Điều 121 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện giải quyết trợ cấp khi người có công từ trần như sau:
Điều kiện giải quyết trợ cấp khi người có công từ trần
1. Trợ cấp mai táng thực hiện theo mức quy định tại thời điểm người có công hoặc người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng là thân nhân liệt sĩ, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ trần.
2. Trợ cấp một lần với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng (không gồm trợ cấp người phục vụ) đối với đại diện thân nhân khi người có công hoặc người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng là thân nhân liệt sĩ, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ trần.
3. Trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng được thực hiện đối với thân nhân của người có công còn sống.
4. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng nếu đủ điều kiện sau:
a) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.
b) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận, không có thu nhập hằng tháng hoặc tổng thu nhập hằng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn.
5. Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng đối với người quy định tại khoản 4 Điều này nếu dưới 18 tuổi mà mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc sau khi đủ 18 tuổi mà sống cô đơn.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người có công với cách mạng. Do đó, khi bà mẹ Việt Nam anh hùng mất thì sẽ được trợ cấp mai táng phí theo quy định nêu trên.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng mất thì có được trợ cấp mai táng phí hay không? Hồ sơ, thủ tục nhận trợ cấp mai táng phí được pháp luật quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, thủ tục nhận trợ cấp mai táng phí đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 122 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục để nhận trợ cấp mai táng phí như sau:
Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp mai táng
1. Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện mai táng có trách nhiệm lập bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi địa phương quản lý hồ sơ người có công.
Trường hợp người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chưa hưởng trợ cấp một lần mà chết thì kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ quy định tại Điều 65 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử.
Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng chưa hưởng trợ cấp ưu đãi mà chết thì kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ quy định tại Điều 68 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công theo Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định này; ban hành quyết định giải quyết trợ cấp mai táng theo Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định này; thực hiện ghép, lưu hồ sơ.
Như vậy, người tổ chức mai táng cho bà mẹ Việt Nam anh hùng cần lập bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi địa phương quản lý hồ sơ người có công.
Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công theo Mẫu số 72; ban hành quyết định gải quyết trợ cấp mai táng theo Mẫu số 74; thực hiện ghép, lưu hồ sơ.
Nguồn trợ cấp mai táng phí cho những đối tượng được nhận trợ cấp là từ đâu?
Căn cứ Điều 170 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của ngân sách trung ương như sau:
Ngân sách trung ương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi sau đây:
...
14. Chế độ ưu đãi khác:
a) Quà tặng của Chủ tịch nước.
b) Hỗ trợ ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
c) Trợ cấp mai táng.
...
Như vậy, nguồn trợ cấp mai táng phí cho những đối tượng được nhận trợ cấp là từ ngân sách trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?