Áp thấp nhiệt đới hoạt động ở khu vực nào thuộc loại thiên tai được dự báo, cảnh báo trước? Thẩm quyền ban hành bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới thuộc cơ quan nào?

Xin chào ban tư vấn, tôi muốn hỏi áp thấp nhiệt đới hoạt động ở khu vực nào thuộc loại thiên tai được dự báo, cảnh báo trước? Thẩm quyền ban hành bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới thuộc cơ quan nào? - Câu hỏi của chị Hoàng Mai (TP. HCM)

Áp thấp nhiệt đới hoạt động ở khu vực nào thuộc loại thiên tai được dự báo, cảnh báo trước?

ap-thap-nhiet-doi

Áp thấp nhiệt đới hoạt động ở khu vực nào thuộc loại thiên tai được dự báo, cảnh báo trước? (Hình từ Internet)

Theo Điều 3 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:

Các loại thiên tai được dự báo, cảnh báo và truyền tin
1. Bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực vùng biển phía Tây kinh tuyến 120° Đông, phía Bắc vĩ tuyến 05° Bắc và phía Nam vĩ tuyến 23° Bắc (sau đây gọi là Biển Đông, Phụ lục I Quyết định này) và trên đất liền lãnh thổ Việt Nam; bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khu vực biển Đông, nhưng có khả năng di chuyển vào khu vực Biển Đông trong khoảng 24 đến 48 giờ tới.
2. Mưa lớn xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; lũ trên các sông thuộc lãnh thổ Việt Nam và các sông liên quốc gia liên quan (Phụ lục II Quyết định này); ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Gió mạnh trên Biển Đông; sương mù trên Biển Đông và trên đất liền Việt Nam.
5. Nước dâng trên vùng biển ven bờ và đảo của Việt Nam.
6. Lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối trên lãnh thổ Việt Nam.
7. Cháy rừng do tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam.
8. Động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) ảnh hưởng đến Việt Nam.
9. Động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.
10. Sóng thần xảy ra do động đất ở vùng biển xa, có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.

Theo đó, đối với áp thấp nhiệt đới hoạt động ở các khu vực sau đây thuộc loại thiên tai được dự báo, cảnh báo và truyền tin:

- Trên khu vực vùng biển phía Tây kinh tuyến 120° Đông, phía Bắc vĩ tuyến 05° Bắc và phía Nam vĩ tuyến 23° Bắc (Biển Đông);

- Trên đất liền lãnh thổ Việt Nam;

- Ngoài khu vực Biển Đông, nhưng có khả năng di chuyển vào khu vực Biển Đông trong khoảng 24 đến 48 giờ tới

Căn cứ vào đâu để xác định rủi ro áp thấp nhiệt đới?

Theo Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:

Xác định cấp độ rủi ro thiên tai
1. Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
2. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.
3. Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai: cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp; cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn; cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định này).
4. Cấp độ rủi ro của hai hay nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp, có thể điều chỉnh tăng lên 1 cấp dựa trên tác động của thiên tai; trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cấp độ rủi ro có thể được xem xét tăng lên hai cấp, cao nhất là cấp 5.

Theo đó, rủi ro áp thấp nhiệt đới được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của áp thấp nhiệt đới.

Cấp độ rủi ro của áp thấp nhiệt đới được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro áp thấp nhiệt đới.

Thẩm quyền ban hành bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới thuộc cơ quan nào?

Theo Điều 6 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai
1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 3 Quyết định này.
2. Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên và cấp độ rủi ro thiên tai quy định tại khoản 7 Điều 3 Quyết định này.
3. Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức ban hành các bản tin động đất, cảnh báo sóng thần và cấp độ rủi ro thiên tai quy định từ khoản 8 đến khoản 10 Điều 3 Quyết định này.
4. Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai do các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này ban hành là bản tin chính thức, được sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ở Việt Nam.

Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:

Các loại thiên tai được dự báo, cảnh báo và truyền tin
1. Bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực vùng biển phía Tây kinh tuyến 120° Đông, phía Bắc vĩ tuyến 05° Bắc và phía Nam vĩ tuyến 23° Bắc (sau đây gọi là Biển Đông, Phụ lục I Quyết định này) và trên đất liền lãnh thổ Việt Nam; bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khu vực biển Đông, nhưng có khả năng di chuyển vào khu vực Biển Đông trong khoảng 24 đến 48 giờ tới.

Theo đó, đối với các bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới được ban hành bởi Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.


888 lượt xem
Áp thấp nhiệt đới Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Áp thấp nhiệt đới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về chế độ truyền phát tin về áp thấp nhiệt đới, bão, lũ đối với Đài Tiếng nói Việt Nam
Pháp luật
Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới là gì? Tác hại của áp thấp nhiệt đới theo cấp gió? Tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới được ban hành khi nào?
Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới có sức gió mạnh cấp mấy? Khi nào bão chuyển thành áp thấp nhiệt đới và mức độ nguy hại sẽ như thế nào?
Pháp luật
Bão đã suy yếu thành vùng áp thấp khi nào? Sức gió mạnh nhất khi bão đã suy yếu thành vùng áp thấp nhiệt đới?
Pháp luật
Hướng đi của bão số 4 có khả năng hình thành từ áp thấp nhiệt đới ở biển Đông theo dự báo?
Pháp luật
Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 04 như thế nào? Các cấp độ rủi ro do áp thấp nhiệt đới, bão?
Pháp luật
Thời gian bắn pháo hiệu báo áp thấp nhiệt đới bão số 4? Địa điểm bắn pháo hiệu báo áp thấp nhiệt đới bão số 4?
Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới cấp mạnh nhất có nguy hiểm không? Tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới? Ý nghĩa Tín hiệu?
Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới vào biển đông thành bão số 4 chưa? Thông tin áp thấp nhiệt đới mới nhất thế nào?
Pháp luật
Bão và áp thấp nhiệt đới khác nhau như thế nào về sức gió? Tin dự báo cảnh báo áp thấp nhiệt đới gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới là hiện tượng gì? Vùng có gió mạnh và chịu ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới được xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Áp thấp nhiệt đới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Áp thấp nhiệt đới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào