Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng như thế nào?

Cho tôi hỏi: Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng được hướng dẫn thực hiện thế nào? - Câu hỏi của anh Dũng (Huế)

Thế nào là hợp đồng vay tài sản? Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng là gì?

Căn cứ nội dung quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ liên quan đến vay tài sản.

Trong đó, bên cho vay sẽ giao tài sản cho bên vay. Bên vay có trách nhiệm phải hoàn trả khoản vay và lãi đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản.

Về hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng, căn cứ Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Tại Điều 1 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có xác định hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng là hợp đồng vay tài sản mà trong đó, tài sản là tiền giữa cá nhân, pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng với nhau.

Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng như thế nào?

Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng như thế nào?

Hướng dẫn áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng ra sao?

Việc áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng được hướng dẫn thực hiện cụ thể tại Điều 2 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP như sau:

(1) Hợp đồng được xác lập trước ngày 01/01/2017

Việc áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất xác định như sau:

STT

Trường hợp

Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất

1

Hợp đồng được thực hiện xong

Hợp đồng được thực hiện xong trước ngày 01/01/2017 mà có tranh chấp thì áp dụng Bộ luật Dân sự 2005, Nghị quyết 45/2005/QH11 để giải quyết;

2

Hợp đồng chưa được thực hiện

Hợp đồng chưa được thực hiện mà lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 để giải quyết;

Trường hợp lãi, lãi suất không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Nghị quyết 45/2005/QH11 để giải quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung về lãi, lãi suất phù hợp với Bộ luật Dân sự 2015 và để áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

3

Hợp đồng đang được thực hiện

Hợp đồng đang được thực hiện mà lãi, lãi suất không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Nghị quyết 45/2005/QH11 để giải quyết.

Hợp đồng đang được thực hiện mà lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì việc áp dụng pháp luật để xác định lãi, lãi suất như sau:

- Đối với khoảng thời gian trước ngày 01/01/2006 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 1995, Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự 1995.

- Đối với khoảng thời gian từ ngày 01/01/2006 đến trước ngày 01/01/2017 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Nghị quyết 45/2005/QH11 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự 2005.

- Đối với khoảng thời gian từ ngày 01/01/2017 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự 2015.

(2) Hợp đồng được xác lập kể từ ngày 01-01-2017

Áp dụng quy định về lãi, lãi suất của Bộ luật Dân sự 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 để giải quyết.

(3) Hợp đồng không phải là hợp đồng tín dụng có lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Áp dụng tượng tự Hợp đồng được xác lập trước ngày 01-01-2017 tại Mục (1) nêu trên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Mức lãi suất thỏa thuận không vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

- Lãi, lãi suất theo thỏa thuận được Bộ luật Dân sự 2015 quy định nhưng không được pháp luật trước ngày 01/01/2017 quy định.

- Lãi, lãi suất, được Bộ luật Dân sự 2015 quy định nhưng pháp luật trước ngày 01/01/2017 có hiệu lực thi hành quy định khác.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định thế nào về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản?

Căn cứ quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, theo quy định, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Trường hợp cần xác định, xử lý thỏa thuận, điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP, Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP, Điều 10 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP.

Hợp đồng vay tài sản Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng vay tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trả nhiều lần khi vay nợ đến hạn được quy định như thế nào?
Pháp luật
04 Mẫu hợp đồng mượn tiền không lãi suất mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu hợp đồng mượn tiền file word ở đâu?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng vay tài sản mới nhất là mẫu nào? Bên cho vay tài sản được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn không?
Pháp luật
Thời gian chậm trả khoản vay khi khởi kiện tại Tòa án nhân dân được xác định như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Hướng dẫn mẫu giấy vay tiền mới nhất? Nội dung và điều kiện có hiệu lực của mẫu giấy vay tiền là gì?
Pháp luật
Vay tài sản là vàng mà các bên không thỏa thuận về lãi thì khi xảy ra tranh chấp mức lãi suất tối đa áp dụng là bao nhiêu?
Pháp luật
Giấy vay tiền viết tay có phải là hợp đồng vay tài sản hay không? Vay tiền bằng giấy viết tay thì các bên có quyền tự do thỏa thuận về lãi suất vay không?
Pháp luật
Hợp đồng vay tài sản là gì? Nghĩa vụ các bên và lãi suất trong hợp đồng vay tài sản?
Pháp luật
Hợp đồng vay tài sản là gì? Cho vay tài sản với lãi suất cao hơn mức lãi suất tối đa có vi phạm luật không?
Pháp luật
Đoạn tin nhắn vay tiền có được xem là nguồn chứng cứ khi khởi kiện đòi tiền người yêu cũ không?
Pháp luật
Vay 1 lượng vàng trong 2 năm thì bên vay có thể dùng số tiền tương đương với trị giá số vàng tại thời điểm đã vay để trả hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng vay tài sản
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
6,663 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng vay tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng vay tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào