Áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong kiểu dáng công nghiệp như thế nào? Được nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp online hay không?
Được nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp online hay không?
Được nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp online hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) quy định cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
2. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
3. Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
Theo đó, trường hợp bạn không thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước thì có thể nộp online đơn đăng ký theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
Áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong kiểu dáng công nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định nguyên tắc nộp đơn đầu tiên như sau:
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
1. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ
2. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
3. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Theo đó, quy định nguyên tắc nộp đơn đầu tiên sẽ được áp dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ thể nộp đơn sớm hơn các chủ thể khác đối với cùng đối tượng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu bao gồm kiểu dáng công nghiệp.
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Căn cứ theo điểm 35.9 Khoản 35 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 29 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:
Đối với những đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được kết luận là đáp ứng các điều kiện bảo hộ, trước khi ra thông báo dự định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 15.7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra để bảo đảm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 theo các quy định sau đây:
+ Để kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, phải tiến hành tra cứu thông tin trong nguồn bắt buộc quy định tại điểm b khoản 35.4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
+ Việc tra cứu là để tìm ra trường hợp có nhiều đơn (kể cả đơn đang được thẩm định) đăng ký các kiểu dáng công nghiệp của bộ phận sản phẩm và/hoặc sản phẩm trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau và xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.
+ Nếu có nhiều đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm b khoản 35.9 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, trên đây thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
+ Trong số các đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm b Khoản 35.9 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, nếu có nhiều đơn cùng có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho kiểu dáng công nghiệp của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì tất cả đối tượng tương ứng của các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?