Anh trai bị phạt tù em gái có được xét kết nạp Đảng không? Để kết nạp Đảng cần đáp ứng những điều kiện gì?
Anh trai bị phạt tù em gái có được xét kết nạp Đảng không?
Căn cứ quy định tại điểm a, điểm b khoản 3.4 Điều 3 Hướng dẫn 01-HD/TƯ năm 2021 về thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên:
"3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra, xác minh
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước."
Theo quy định trên, khi làm hồ sơ kết nạp Đảng sẽ có thủ tục thẩm tra lý lịch. Tuy nhiên, theo quy định trên thì trong các đối tượng thẩm tra không bao gồm anh, chị, em của người vào Đảng, do đó quá trình thẩm tra sẽ không thẩm tra anh trai bạn. Do đó, việc anh trai của bạn đang chấp hành án phạt tù về tội đánh bạc không ảnh hưởng đến việc kết nạp Đảng của bạn, do anh trai bạn không thuộc đối tượng là người thân của người vào Đảng vi phạm mà người vào Đảng không được kết nạp.
Anh trai bị phạt tù em gái có được kết nạp vào Đảng không?
Để kết nạp Đảng cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 1 Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định:
"Điều 1:
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, không bóc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng."
Theo Điều 1 Quy định 24-QĐ/TƯ năm 2021 quy định về tuổi đời và trình độ của người vào Đảng như sau:
"1. Điều 1 (Khoản 2): Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng
1.1. Về tuổi đời.
1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
1.2. Về trình độ học vấn.
1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư."
Theo đó để kết nạp Đảng bạn cần đáp ứng các điều kiện như:
- Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên;
- Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng;
- Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm;
- Có lý lịch rõ ràng, trong sáng;
- Được 2 Đảng viên chính thức giới thiệu;
- Trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng.
Tự bỏ sinh hoạt Đảng có được xem xét để kết nạp lại Đảng không?
Căn cứ tại khoản 3.5 Điều 3 Quy định 24-QĐ/TƯ năm 2021 quy định về kết nạp lại người vào Đảng như sau:
"3.5. Về kết nạp lại người vào Đảng.
3.5.1. Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.
c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.
3.5.2. Đối tượng không xem xét kết nạp lại.
Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên."
Đối chiếu quy định trên trường hợp tự bỏ sinh hoạt đảng thuộc đối tượng không xem xét kết nạp lại. Do đó, bạn tự bỏ sinh hoạt Đảng không được xem xét để kết nạp lại vào Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng quản trị SGDCK thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi nào?
- Mẫu hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp mới nhất? Tải về file word mẫu hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp?
- Bảng tính tuổi theo 12 con giáp 2025 chi tiết? Bảng xem tuổi 12 con giáp theo năm sinh 2025? Năm 2025 là con giáp gì?
- Mẫu tờ trình đề nghị đánh giá xếp loại cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý? Tải về file word mẫu tờ trình?
- Kỷ niệm 64 năm ngày 20 12 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập? Đi làm vào ngày 20 12 lương NLĐ được tính thế nào?