An toàn vệ sinh viên có quyền yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không?
- An toàn vệ sinh viên có quyền yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không?
- An toàn vệ sinh viên có phải là đối tượng phải dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
- Bảo đảm an toàn vệ sinh, lao động theo nguyên tắc thế nào?
An toàn vệ sinh viên có quyền yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định an toàn, vệ sinh viên cụ thể như sau:
An toàn, vệ sinh viên
...
3. Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này; quản lý trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
b) Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
4. Người làm công tác y tế ở cơ sở phải có trình độ chuyên môn về y tế và chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
5. An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì an toàn vệ sinh viên được phép yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động.
Theo đó, an toàn vệ sinh viên sẽ phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.
An toàn vệ sinh viên có quyền yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không? (Hình từ Internet).
An toàn vệ sinh viên có phải là đối tượng phải dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định có quy định về đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì an toàn vệ sinh viên thuộc nhóm 6 đối tượng phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Do đó, an toàn vệ sinh viên là đối tượng phải dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Bảo đảm an toàn vệ sinh, lao động theo nguyên tắc thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
- Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
- Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
- Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có những quyền và nghĩa vụ gì?
- Lời chúc tặng các cựu chiến binh Việt Nam nhân ngày 6 12 hay, ngắn gọn? Mục đích của ngày này là gì?
- Mẫu phát biểu Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? Tải bài phát biểu Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở đâu?
- Kinh doanh dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc phải thành lập công ty cổ phần không?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 theo Hướng dẫn Công văn 28950 tại TPHCM?