An toàn khai thác sân bay thì việc chèn bánh tàu bay phải đảm bảo như thế nào? Việc đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay phải thực hiện như thế nào?

Cho hỏi an toàn khai thác sân bay thì việc chèn bánh tàu bay phải đảm bảo như thế nào? Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn khai thác sân bay thì việc đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay phải thực hiện như thế nào? Câu hỏi của bạn Minh Tuấn đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

An toàn khai thác sân bay thì việc chèn bánh tàu bay phải đảm bảo như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Chèn bánh tàu bay
1. Tàu bay phải được đóng chèn bánh mũi khi tàu bay dừng hẳn tại vị trí đỗ theo tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay. Trường hợp tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay chưa quy định rõ phương án đóng chèn bánh tàu bay, việc chèn bánh tàu bay được thực hiện theo tài liệu IGOM của IATA.
2. Nhân viên chỉ được đóng chèn bánh sau của tàu bay khi đèn chống va chạm và động cơ chính của tàu bay đã tắt hẳn; việc rút chèn bánh tàu bay chuẩn bị khởi hành chỉ được thực hiện sau khi phương tiện, thiết bị phục vụ tàu bay đã rời khỏi tàu bay và nhân viên được giao nhiệm vụ thông thoại với tàu bay đã thống nhất với tổ lái.

Theo đó, tàu bay phải được đóng chèn bánh mũi khi tàu bay dừng hẳn tại vị trí đỗ theo tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay.

Trường hợp tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay chưa quy định rõ phương án đóng chèn bánh tàu bay, việc chèn bánh tàu bay được thực hiện theo tài liệu IGOM của IATA.

Nhân viên chỉ được đóng chèn bánh sau của tàu bay khi đèn chống va chạm và động cơ chính của tàu bay đã tắt hẳn;

Việc rút chèn bánh tàu bay chuẩn bị khởi hành chỉ được thực hiện sau khi phương tiện, thiết bị phục vụ tàu bay đã rời khỏi tàu bay và nhân viên được giao nhiệm vụ thông thoại với tàu bay đã thống nhất với tổ lái.

Sân bay

Sân bay (Hình từ Internet)

Để đảm bảo an toàn khai thác sân bay thì việc đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay phải thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay
1. Người khai thác tàu bay phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất tổ chức đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay theo tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay. Trường hợp tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay chưa quy định rõ phương án, chóp an toàn được đặt theo tài liệu IGOM của IATA.
2. Chóp an toàn có dạng hình nón, chiều cao tối thiểu là 750 mm, có trọng lượng tối thiểu là 4,5 kg, có màu vàng, cam với các sọc phản quang. Chóp an toàn (khi được sử dụng) phải được đặt ngay sau khi đóng chèn và chỉ được thu lại trước khi rút chèn tàu bay.
3. Bắt buộc phải đặt chóp nón phía đuôi tàu bay tại các vị trí đỗ có đường công vụ tiếp giáp với khu vực an toàn vị trí đỗ tàu bay phía sau đuôi tàu bay.
4. Trường hợp cần đánh dấu vệt dừng bánh mũi, chóp an toàn được đặt trên vị trí vạch dừng bánh mũi tàu bay về hai phía, cách tâm vệt lăn vào vị trí đỗ từ 02 m đến 03 m trước khi tàu bay lăn vào vị trí đỗ.

Theo đó, có thể thấy rằng việc đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay sẽ thực hiện như sau:

Người khai thác tàu bay phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất tổ chức đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay theo tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay.

Trường hợp tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay chưa quy định rõ phương án, chóp an toàn được đặt theo tài liệu IGOM của IATA.

Chóp an toàn có dạng hình nón, chiều cao tối thiểu là 750 mm, có trọng lượng tối thiểu là 4,5 kg, có màu vàng, cam với các sọc phản quang.

Chóp an toàn (khi được sử dụng) phải được đặt ngay sau khi đóng chèn và chỉ được thu lại trước khi rút chèn tàu bay.

Bắt buộc phải đặt chóp nón phía đuôi tàu bay tại các vị trí đỗ có đường công vụ tiếp giáp với khu vực an toàn vị trí đỗ tàu bay phía sau đuôi tàu bay.

Trường hợp cần đánh dấu vệt dừng bánh mũi, chóp an toàn được đặt trên vị trí vạch dừng bánh mũi tàu bay về hai phía, cách tâm vệt lăn vào vị trí đỗ từ 02 m đến 03 m trước khi tàu bay lăn vào vị trí đỗ.

Tàu bay được phép nổ máy thử động cơ khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Nổ máy thử động cơ tàu bay
1. Chỉ được phép nổ máy, thử động cơ tàu bay tại các vị trí được quy định. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm quy định vị trí được phép nổ máy, thử động cơ (trừ sân đỗ tàu bay gắn liền với cơ sở bảo dưỡng tàu bay của người khai thác công trình cụ thể). Người khai thác tàu bay có trách nhiệm tổ chức di chuyển tàu vào vị trí thử động cơ theo quy định của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng quy trình phối hợp thực hiện giữa các đơn vị trong trường hợp cho phép tàu bay nổ máy ở chế độ không tải. Khi tàu bay nổ máy ở chế độ không tải tại vị trí đỗ tàu bay phải được chấp thuận của kiểm soát viên không lưu và thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay, đại diện hãng hàng không. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay phối hợp với nhân viên trực của người khai thác cảng hàng không, sân bay để cảnh báo cho người, phương tiện không di chuyển vào khu vực có tàu bay nổ máy.
3. Tàu bay chỉ được khởi động động cơ ở chế độ không tải tại vị trí đỗ tàu bay khi:
a) Các phương tiện, thiết bị đã rời khỏi khu vực phục vụ mặt đất và phía trước mũi tàu bay không có vật cản (trừ phương tiện, thiết bị khởi động động cơ tàu bay, nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và nhân viên cứu hỏa được phép hoạt động trong khu vực vị trí đỗ tàu bay nhưng phải di chuyển ra bên ngoài phạm vi nguy hiểm của động cơ tàu bay hoạt động);
b) Xe kéo đẩy tàu bay đã liên kết vào tàu bay đối với các vị trí đỗ có yêu cầu xe kéo đẩy tàu bay để phục vụ việc kéo, đẩy tàu bay sau khi tàu bay khởi động động cơ.

Theo đó, chỉ được phép nổ máy, thử động cơ tàu bay tại các vị trí được quy định.

Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm quy định vị trí được phép nổ máy, thử động cơ (trừ sân đỗ tàu bay gắn liền với cơ sở bảo dưỡng tàu bay của người khai thác công trình cụ thể).

Người khai thác tàu bay có trách nhiệm tổ chức di chuyển tàu vào vị trí thử động cơ theo quy định của người khai thác cảng hàng không, sân bay.

Khai thác sân bay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng sân bay gồm các công trình nào? Tổ chức được giao quản lý công trình gửi hồ sơ đề nghị giấy chứng nhận khai thác sân bay đến ai?
Pháp luật
Thủ tục phê duyệt sửa đổi, bổ sung tài liệu khai thác sân bay được thực hiện thế nào? Thời gian giải quyết thủ tục là bao lâu?
Pháp luật
Trong khu vực bay thì có được sử dụng xe đạp hay không? Sử dụng các phương tiện di chuyển thì phải có yêu cầu gì?
Pháp luật
Trong kết cấu hạ tầng sân bay vị trí đỗ tàu bay được bố trí như thế nào? Trừ trường hợp các yêu cầu về đo sức chịu tải thì người khai thác sân bay có trách nhiệm gì?
Pháp luật
An toàn khai thác sân bay thì việc chèn bánh tàu bay phải đảm bảo như thế nào? Việc đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay phải thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Để giữ an toàn khai thác sân bay thì tàu bay phải giữ khoảng cách an toàn khi đang di chuyển như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động khai thác sân bay trong trong điều kiện tầm nhìn hạn chế và trong điều kiện thời tiết nguy hiểm phải tuân thủ theo những yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác sân bay
1,128 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác sân bay
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào