Ai ra nghị quyết về chất vấn? Nghị quyết về chất vấn tại kỳ họp Quốc hội có những nội dung cơ bản nào?
Ai ra nghị quyết về chất vấn? Nghị quyết về chất vấn tại kỳ họp Quốc hội có những nội dung cơ bản nào?
Theo khoản 5 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội
...
5. Quốc hội ra nghị quyết về chất vấn. Nghị quyết về chất vấn có nội dung cơ bản sau đây:
a) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân liên quan đến vấn đề chất vấn;
b) Thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập;
c) Trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân;
d) Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn.
...
Căn cứ trên quy định Quốc hội ra nghị quyết về chất vấn. Nghị quyết về chất vấn tại kỳ họp Quốc hội có nội dung cơ bản sau đây:
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân liên quan đến vấn đề chất vấn;
- Thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập;
- Trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân;
- Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn.
Ai ra nghị quyết về chất vấn? Nghị quyết về chất vấn tại kỳ họp Quốc hội có những nội dung cơ bản nào? (Hình từ Internet)
Phiên họp chất vấn tại kỳ họp Quốc hội có được phát thanh, truyền hình trực tiếp hay không?
Theo khoản 6 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội
...
6. Phiên họp chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Quốc hội quyết định.
7. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp trước đến đại biểu Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
8. Tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo tổng hợp của các thành viên Chính phủ, báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và những người bị chất vấn khác về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chất vấn và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, phiên họp chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Quốc hội quyết định.
Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có được ghi âm không?
Theo khoản 1 Điều 26 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:
Biên bản kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội và các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội phải được ghi âm, ghi biên bản. Biên bản kỳ họp Quốc hội gồm biên bản tổng hợp và biên bản các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội.
2. Biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu tại phiên họp; ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội;kết quả biểu quyết của Quốc hội tại phiên họp. Biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp và thư ký phiên họp ký xác thực.
3. Biên bản phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội ký xác thực.
4. Biên bản phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, thư ký phiên họp ký xác thực.
5. Biên bản các phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, thư ký phiên họp ký xác thực.
6. Biên bản và bản ghi âm của các phiên họp phải được chuyển đến Tổng Thư ký Quốc hội để xây dựng biên bản kỳ họp Quốc hội. Biên bản kỳ họp Quốc hội phải được hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội ký xác thực.
7. Mẫu biên bản tổng hợp, biên bản các phiên họp do Tổng Thư ký Quốc hội quy định.
Theo quy định nêu trên thì các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội phải được ghi âm, ghi biên bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?