Ai là người mua bảo hiểm cho người làm việc trên tàu cá? Không mua bảo hiểm cho người làm việc trên tàu cá thì bị xử phạt thế nào?
Ai là người mua bảo hiểm cho người làm việc trên tàu cá?
Theo quy định tại Điều 54 Luật Thủy sản 2017 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
1. Tàu cá Việt Nam khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận hoặc cấp phép.
2. Thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ có biển mà tàu cá đến khai thác.
3. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ có biển và quy định của tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà tàu cá đến khai thác.
4. Khi có sự cố tai nạn hoặc tình huống nguy hiểm cần sự giúp đỡ, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá phải phát tín hiệu cấp cứu, kịp thời liên hệ với cơ quan chức trách của quốc gia, vùng lãnh thổ gần nhất; thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam nơi quốc gia, vùng lãnh thổ gần nhất, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản trên biển, thuyền trưởng phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ liên quan do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, giấy tờ liên quan do quốc gia, vùng lãnh thổ có biển cấp khi tàu cá đến hoạt động trên vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.
6. Phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết và xử lý vụ việc xảy ra có liên quan đến người và tàu cá do tổ chức, cá nhân đưa đi khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
7. Chủ tàu, thuyền trưởng hướng dẫn, phổ biến cho thuyền viên tàu cá về quyền và trách nhiệm khi tiến hành khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
8. Chủ tàu cá phải mua bảo hiểm cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá; chịu mọi chi phí trong quá trình đưa tàu cá đi khai thác ngoài vùng biển Việt Nam.
Theo quy định trên, người có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người làm việc trên tàu cá là chủ tàu cá.
Người làm việc trên tàu cá (Hình từ Internet)
Không mua bảo hiểm cho người làm việc trên tàu cá thì chủ tàu cá bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá như sau:
Vi phạm quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thuyền viên trên tàu cá không có tên trong Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối một trong các hành vi sau đây:
a) Thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định
b) Không có Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định.
4. Đối với hành vi không mua bảo hiểm cho thuyền viên tàu cá bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên dưới 3 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 3 dưới 5 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 5 đến dưới 10 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 10 thuyền viên trở lên làm việc trên tàu cá.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, việc chủ tàu cá không mua bảo hiểm cho người làm việc trên tàu cá là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tùy theo số lượng người làm việc trên tàu cá không được mua bảo hiểm mà chủ tàu cá có thể bị xử phạt tương ứng với các khung phạt tiền được quy định tại khoản 4 Điều 38 nêu trên.
Lưu ý: đối với chủ tàu cá là tổ chức, nếu vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền nêu trên.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm cho người làm việc trên tàu cá là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm cho người làm việc trên tàu cá là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Dự thảo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên mới nhất? Tải về Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên?
- Học sinh có được xem phim 18+ hay không? Học sinh xem phim 18+ có bị đuổi học 1 tuần lễ hay không?
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?