Thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá có được không? Thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá thì bị xử phạt như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá có được không? Thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá thì bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của anh Q.K (Long An).

Thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá có được không?

Thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá có được không, căn cứ tại khoản 22 Điều 3 Luật Thủy sản 2017, có quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Thuyền viên là thuyền trưởng, máy trưởng, người có chức danh theo quy định được bố trí làm việc trên tàu cá và tàu công vụ thủy sản.

Bên cạnh đó, theo tại Điều 74 Luật Thủy sản 2017, có quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá như sau:

Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
1. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá khi làm việc trên tàu cá phải có các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép làm việc trên tàu cá;
b) Có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định;
c) Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, tuổi lao động;
d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh.

Theo quy định trên thì một trong những điều kiện mà thuyền trưởng phải có là văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh của mình để làm việc trên tàu cá.

Như vậy, thì thuyền trưởng không có chứng chỉ thì không được làm việc trên tàu cá.

Thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá

Thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá (Hình từ Internet)

Thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá thì bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 38 Nghị định 42/2019/NĐ-CP, có quy định vi phạm quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá như sau:

Vi phạm quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thuyền viên trên tàu cá không có tên trong Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối một trong các hành vi sau đây:
a) Thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định
b) Không có Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định.
4. Đối với hành vi không mua bảo hiểm cho thuyền viên tàu cá bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên dưới 3 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 3 dưới 5 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 5 đến dưới 10 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 10 thuyền viên trở lên làm việc trên tàu cá.

Như vậy, thì thuyền trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 42/2019/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này

Đồng thời tại khoản 3 Điều 46 Nghị định 42/2019/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng.

Hành vi thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá với mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng

Cho nên Chủ tịch Ùy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt nếu thuyền trưởng không có giấy chứng nhận như theo quy định trên.

Người làm việc trên tàu cá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền là nơi thường xuyên đậu, đỗ đúng không?
Pháp luật
Thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá có được không? Thuyền trưởng không có chứng chỉ làm việc trên tàu cá thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Ai là người mua bảo hiểm cho người làm việc trên tàu cá? Không mua bảo hiểm cho người làm việc trên tàu cá thì bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người làm việc trên tàu cá
1,126 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người làm việc trên tàu cá
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào