Ai là người mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng? Thực hiện mua bán điện trực tiếp theo nguyên tắc nào?
Ai là người mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng?
Ai là người mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng thì tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 80/2024/NĐ-CP có quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng bao gồm:
a) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo;
b) Khách hàng sử dụng điện lớn.
2. Đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia bao gồm:
a) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió hoặc mặt trời với công suất từ 10 MW trở lên đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
...
Như vậy, đối tượng mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng gồm có:
(1) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo;
(2) Khách hàng sử dụng điện lớn.
Theo đó, mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng được giải thích tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 80/2024/NĐ-CP là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy định tại Chương II Nghị định 80/2024/NĐ-CP.
Ai là người mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng? Thực hiện mua bán điện trực tiếp theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng được thực hiện theo nguyên tắc nào thì tại Điều 6 Nghị định 80/2024/NĐ-CP có quy định, cụ thể như sau:
Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn thực hiện mua bán điện trực tiếp thông qua Đường dây kết nối riêng theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Hợp đồng mua bán điện giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua Đường dây kết nối riêng do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Điều 22 Luật Điện Lực 2004 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bao gồm các nội dung chính sau:
- Chủ thể hợp đồng; mục đích sử dụng; tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán;
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Thời hạn của hợp đồng
- Trách nhiệm đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành Đường dây kết nối riêng; các nội dung khác do hai bên thỏa thuận;
(2) Giá bán điện do hai bên thỏa thuận trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 80/2024/NĐ-CP.
Lưu ý:
- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán điện về công suất, sản lượng, giá đối với sản lượng điện dư với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị được ủy quyền) theo quy định.
- Ngoài các hoạt động mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị định 80/2024/NĐ-CP, Khách hàng sử dụng điện lớn được mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc Đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực) theo quy định.
- Trường hợp Đơn vị điện lực vừa thực hiện chức năng phát điện và chức năng bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm kết hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia đồng thời với các nguồn điện tại chỗ khác để bán lẻ điện cho các khách hàng sử dụng điện trong các mô hình khu, cụm, giá bán lẻ điện cho khách hàng được thực hiện theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
Trách nhiệm của Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo là gì?
Trách nhiệm của Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo được quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2024/NĐ-CP, bao gồm:
Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo tuân thủ quy định tại Điều 39 Luật Điện Lực 2004 và các quy định sau đây:
(1) Được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, trừ trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.
Trường hợp không mua điện từ hệ thống điện quốc gia và có lưới điện để thực hiện hoạt động bán lẻ điện, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo phải đề nghị cấp phép hoạt động bán lẻ điện đồng thời với lĩnh vực phát điện theo quy định.
(2) Trong quá trình hoạt động điện lực, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có trách nhiệm tuân thủ Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
(3) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn trong phát điện quy định tại Điều 54 Luật Điện lực (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012) và các văn bản hướng dẫn.
Đối với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có đầu tư lưới truyền tải điện hoặc lưới phân phối điện để kết nối trực tiếp với Khách hàng có trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn trong truyền tải điện, phân phối điện quy định tại Điều 55 Luật Điện lực (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012) và các văn bản hướng dẫn.
(4) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, an toàn điện, đất đai, phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?