Ai là người đứng đầu Tổng cục Thi hành án dân sự? Người đứng đầu Tổng cục Thi hành án dân sự phải có trình độ cử nhân chuyên ngành gì trở lên?
Ai là người đứng đầu Tổng cục Thi hành án dân sự?
Người đứng đầu Tổng cục Thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Theo Mục 1 Phụ lục 01 Tiêu chuẩn chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
1. Vị trí, chức danh
Chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Tổng cục trưởng) là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là người đứng đầu Tổng cục Thi hành án dân sự; có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Tổng cục Thi hành án dân sự và tổ chức thực hiện việc hoạch định chính sách, thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật thuộc lĩnh vực thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật và thẩm quyền được Bộ trưởng giao hoặc phân cấp; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Căn cứ quy định trên thì Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là người đứng đầu Tổng cục Thi hành án dân sự.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Tổng cục Thi hành án dân sự và tổ chức thực hiện việc hoạch định chính sách, thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật thuộc lĩnh vực thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật và thẩm quyền được Bộ trưởng giao hoặc phân cấp.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Người đứng đầu Tổng cục Thi hành án dân sự phải có trình độ cử nhân chuyên ngành gì trở lên?
Theo Mục 4 Phụ lục 01 Tiêu chuẩn chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
4. Tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác
a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
b) Đã được bổ nhiệm ngạch thẩm tra viên chính hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
d) Đã tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc cấp sở;
e) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
h) Có kinh nghiệm công tác quy định tại Khung năng lực vị trí việc làm của Tổng cục Thi hành án dân sự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
Căn cứ quy định trên thì Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự phải có trình độ cử nhân chuyên ngành luật trở lên.
Người đứng đầu Tổng cục Thi hành án dân sự cần đáp ứng được yêu cầu gì về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống?
Theo Mục 2 Phụ lục 01 Tiêu chuẩn chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
2. Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Đáp ứng khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và các tiêu chuẩn cụ thể sau:
a) Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng; kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; lãnh đạo và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; trung thực, khách quan, công tâm trong thực thi công vụ; gắn bó chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và đáp ứng các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp;
c) Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao; thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị và có tinh thần giữ gìn đoàn kết nội bộ, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp;
d) Có tác phong làm việc dân chủ, khoa học; có tinh thần học hỏi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực công tác; năng động, sáng tạo, có bản lĩnh chuyên môn nghiệp vụ, tính quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết công việc;
đ) Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng.
Căn cứ trên quy định Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cần đáp ứng được yêu cầu sau đây về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
- Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng;
- Kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân;
- Sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; lãnh đạo và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; trung thực, khách quan, công tâm trong thực thi công vụ;
- Gắn bó chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và đáp ứng các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp;
- Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao; thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị và có tinh thần giữ gìn đoàn kết nội bộ, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp;
- Có tác phong làm việc dân chủ, khoa học; có tinh thần học hỏi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực công tác; năng động, sáng tạo, có bản lĩnh chuyên môn nghiệp vụ, tính quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết công việc;
- Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?